Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Rủi ro khi đặt tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ

Những rủi ro khi đặt tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ là vấn đề doanh nghiệp cần chú ý. Khi đăng ký tên thương mại các doanh nghiệp thường quên đi các quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ, đặc biệt là nhãn hiệu. Việc đặt tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ có thể gây ra cho doanh nghiệp những rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

Phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu

Về tên thương mại, theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Về nhãn hiệu, theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Tên nhãn hiệu

Tên nhãn hiệu

Có được đặt tên thương mại trùng với tên nhãn hiệu đã được bảo hộ không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ, hàng hoá dịch vụ tương tự mà không được sự cho phép của chủ sở hữu được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu (khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)

Cũng theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó.

Như vậy, nếu không có sự chấp thuận của chủ sở hữu thì doanh nghiệp không được đặt tên thương mại trùng với tên nhãn hiệu đã được bảo hộ. Điều này nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu đã đăng ký và tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Tên thương mại

Tên thương mại

Những rủi ro có thể xảy ra khi đặt tên thương mại trùng với nhãn hiệu

Theo quy định của Điều 211, 202, 212 Luật Sở hữu trí tuệ  2005 (sửa đổi, bổ sung 2009,2022 – có hiệu lực từ 01/01/2023) thì các chế tài mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu trong trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Bị xử phạt vi phạm hành chính
  • Bị áp dụng các biện pháp dân sự như: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại;
  • Bị xử lý hình sự nếu có yếu tố cấu thành tội phạm

>>Xem thêm: Phát hiện nhãn hiệu đối thủ có khả năng gây nhầm lẫn cần làm gì?

Cách xử lý cho doanh nghiệp tránh trường hợp đặt tên thương mại trùng với nhãn hiệu đang được bảo hộ

Việc đăng ký tên doanh nghiệp và đăng ký nhãn hiệu là hai thủ tục hành chính khác nhau. Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền xét duyệt việc đăng ký và thay đổi tên doanh nghiệp. Còn Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Vì vậy sẽ không có sự đối chiếu và phát hiện ra hành vi vi phạm.

Doanh nghiệp có thể tránh đặt tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ:

  • Đối với các doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký tên doanh nghiệp: trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
  • Đối với các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp đã đặt tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu được bảo hộ thì phải tiến hành đổi tên doanh nghiệp. Trình tự và thủ tục đổi tên doanh nghiệp sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu

  • Luật sư tư vấn về vấn đề nhượng quyền thương mại và chuyển nhượng quyền sở hữu liên quan đến nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích;
  • Luật sư tư vấn, định giá thương hiệu;
  • Luật sư tư vấn dịch vụ giám định quyền sở hữu trí tuệ. Tư vấn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về Những rủi ro khi đặt tên thương mại trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Nếu còn thắc mắc các vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa, vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Trân trọng.

4.8 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết