Luật Lao Động

Nhân viên có được hưởng nguyên lương khi nghỉ lễ, tết không?

Nhân viên có được hưởng nguyên lương khi nghỉ lễ, tết không là thắc mắc chung của người lao động. Đây là hình thức hưởng nguyên lương được luật quy định nhưng vẫn có nhiều người lao động chưa rõ về vấn đề này. Ngoài dịp lễ tết, luật còn quy định những ngày nghỉ có lương khác như nghỉ việc riêng hay nghỉ ốm đau  hoặc các quy định pháp luật về nghỉ không hưởng lương. Bài viết này sẽ cung cấp các chủ điểm pháp lý nhằm làm rõ khúc mắc này.

Nhân viên hưởng lương ngày nghỉ lễ tết 

Nhân viên hưởng lương ngày nghỉ lễ tết

Quy định pháp luật về lương ngày nghỉ

Ngày nghỉ được hưởng nguyên lương

Ngày nghỉ pháp luật quy định hưởng nguyên lương có:

Thứ nhất, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  • Tết Âm lịch: 05 ngày;
  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
  • Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
  • Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Thứ hai, ngày nghỉ hằng năm dành cho người lao động làm việc đủ 12 tháng và chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động sẽ được hưởng lương vào ngày nghỉ hằng năm theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.

Đối với người làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động:

  • Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc

Ngoài ra, một số ngày nghỉ vì việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương với điều kiện phải thông báo cho người sử dụng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:

  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày.
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Ngày nghỉ không hưởng lương

Ngày nghỉ không lương là ngày nghỉ mà người lao động được phép nghỉ nhưng không có đặc quyền được hưởng lương được nêu tại khoản 2 và 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019:

  • Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
  • Ngoài tuân theo quy định pháp luật về ngày nghỉ không hưởng lương, người lao động có thể tự thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Nhân viên có được hưởng nguyên lương khi nghỉ lễ, tết không?

Căn cứ quy định của pháp luật lao động về chế độ nghỉ phép tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì nhân viên sẽ có quyền được hưởng nguyên lương khi nghỉ lễ, tết, các ngày nghỉ lễ tết có lương theo quy .

Như vậy, chỉ có các ngày lễ tết được quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 mới là các ngày nghỉ lễ, tết được hưởng nguyên lương. Còn các ngày nghỉ lễ khác ngoài quy định này sẽ không được hưởng nguyên lương ngày nghỉ.

Hưởng lương ngày nghỉ tết

Hưởng lương ngày nghỉ tết

Hình thức phạt hành vi không trả lương cho người lao động vào ngày lễ, tết

Cách thức xử phạt hành vi không trả lương cho nhân viên vào ngày nghỉ lễ, tết là phạt hành chính. Số tiền phạt tùy thuộc vào số lượng người lao động bị ảnh hưởng và đối tượng vi phạm là cá nhân hay tổ chức được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Thứ nhất, mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Thứ hai, mức phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, số tiền phạt mà tổ chức, doanh nghiệp phải chịu khi không trả lương nghỉ lễ, tết cho nhân viên là gấp đôi số tiền vừa nêu trên.

Tư vấn hướng giải quyết khi người lao động không được trả lương khi nghỉ lễ, Tết

Khi gặp vấn đề người sử dụng lao động không trả lương ngày lễ, tết thì các cách giải quyết được luật sư tư vấn dựa trên trường hợp cá nhân từng khách hàng gặp phải mà cung cấp các dịch vụ như:

  • Tư vấn cách khiếu nại trực tiếp với người sử dụng lao động theo cách hiệu quả nhất.
  • Tư vấn cách khiếu nại đúng hình thức, đúng đối tượng cần khiếu nại.
  • Tư vấn thủ các thủ tục cần chuẩn bị khi khiếu nại.
  • Tư vấn cách giải quyết thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động.
  • Tư vấn hướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.
  • Ngoài tư vấn, luật sư còn cung cấp dịch vụ tư vấn lao động trong doanh nghiệp.

>>>Xem thêm: Công ty nợ lương người lao động cần làm gì.

Tư vấn lương ngày nghỉ

Tư vấn lương ngày nghỉ

Việc đòi lại quyền lợi hưởng lương ngày tết của người lao động là việc khó khăn do tâm lý lo sợ cấp trên sẽ làm khó và không tiến hành giải quyết. Vì vậy, nắm được một số vấn đề pháp lý cơ bản sẽ khiến vấn đề này không còn là nỗi lo nữa. Nếu quý khách cần tư vấn pháp lý, hãy liên hệ luật sư chuyên luật lao động của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết.

4.8 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết