Luật Lao Động

Luật Lao Động Về Chế Độ Nghỉ Phép

Khi tham gia lao động thì người lao động (NLĐ) sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép. Bởi đây là những quyền lợi mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải dành cho NLĐ theo pháp luật quy định. Quy định về chế độ nghỉ phép nhằm tái tạo sức lao động cho NLĐ cũng như ăn mừng những ngày trọng đại của đất nước. Khi người lao động được hưởng chế độ nghỉ phép mà không nghỉ đủ số phép thì sẽ được kế toán tính lương phép và được NSDLĐ chi trả khoản lương phép đó.

Chế độ nghỉ phép hiện hành
Khái quát về chế độ nghỉ phép hiện hành

>>Xem thêm: Quy Trình Giải Quyết Hồ Sơ Hưởng Chế Độ Ốm Đau

Chế độ nghỉ phép năm 2018 như thế nào?

Tại Điều 113, Điều 114, Điều 112, Điều 113 Bộ luật Lao động 2020 có quy định về chế độ nghỉ phép. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về nghỉ hằng năm vẫn được nhận lương. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thứ hai, về nghỉ lễ, tết. Vào những ngày này, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  • Tết Âm lịch: 05 ngày;
  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
  • Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Quy định về chế độ nghỉ phép năm 2018
Quy định về chế độ nghỉ phép năm 2018

Những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì NLĐ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Và khi người lao động là người nước ngoài thì ngoài ngày nghỉ lễ trên thì còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Thứ ba, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Cách tính ngày nghỉ phép năm ra sao?

Cách tính ngày nghỉ phép năm được quy định tại Điều 65 và Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm khi làm đủ năm.

  • Thời gian học nghề, tập nghề.
  • Thời gian thử việc.
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương
  • Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được NSDLĐ đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong 1 năm.
  • Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
  • Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong 1 năm.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
  • Thời gian nghỉ để  thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở .
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Tính ngày nghỉ phép năm đúng quy định pháp luật
Cách tính ngày nghỉ phép năm đúng quy định pháp luật

Thứ hai, số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp đặc biệt:

  • Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
  • Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
  • Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Thanh toán chế độ nghỉ phép năm ra sao?

Chế độ tiền lương nghỉ phép năm được tiến hành tính toán như sau

Thứ nhất, chế độ tiền lương nghỉ phép năm cho NLĐ có nghỉ hàng năm. Tiền lương nghỉ phép năm = (tiền lương ghi trong HĐLĐ của tháng trước liền kề : số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của NSDLĐ) x tổng số ngày phép năm của NLĐ

Ví dụ: Tiền lương ghi trong HĐLĐ của tháng 7/2016 là 5 triệu đồng, tháng 8/2016 là 6 triệu đồng. Số ngày làm việc bình thường trong một tháng là 24 ngày. NLĐ xin nghỉ phép năm từ 6/8/2016 đến ngày 9/8/2016 (4 ngày). Vậy tiền lương của 4 ngày nghỉ phép năm là: 5 triệu đồng / 24 ngày x 4 ngày = 833.333 đồng.

Thứ hai, chế độ tiền lương nghỉ phép năm cho NLĐ chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép năm.

Trường hợp 1, đã làm việc từ đủ 6 tháng trở lên thì tiền lương nghỉ phép năm = (tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc hoặc bị mất việc làm : số ngày làm việc bình thường theo quy định của NSDLĐ của tháng trước liền kề trước thời điểm NSDLĐ tính trả) x số ngày chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép năm.

Trường hợp 2, làm việc dưới 6 tháng thì tiền lương nghỉ phép năm = (Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của toàn bộ thời gian làm việc : Số ngày làm việc bình thường theo quy định của NSDLĐ của tháng trước liền kề trước thời điểm NSDLĐ tính trả) x Số ngày chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép năm.

Trên đây, là các nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến luật lao động về chế độ nghỉ phép. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết

8 thoughts on “Luật Lao Động Về Chế Độ Nghỉ Phép

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, thì hiện nay pháp luật lao động hiện hành quy định rằng các khi nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật thì được hưởng nguyên lương.
      Trân trọng.

  1. Avatar
    Lê Thu Trang says:

    Xin chào luật sư,
    Tôi hiện đang làm tại 1 công ty gần nhà, đã đi làm được gần 1 năm nhưng không hề có chế độ nghỉ phép, đã ký hợp đồng lao động chính thức, Như vậy, công ty này làm đúng hay sai ạ?

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Thu Trang! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghỉ hằng năm thì:
      “1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
      a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
      b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
      c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
      2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
      3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
      4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”
      Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc nếu một NLĐ làm việc không đủ 12 tháng thì không được nghỉ hàng năm.

      Khoản 2 Điều 114 BLLĐ 2012 quy định về việc nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương trong trường hợp NLĐ làm việc không đủ 12 tháng như sau:

      “2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền”.
      Trong trường hợp của Quý khách, trong năm 2018 Quý khách chỉ làm việc được 6 tháng tại Công ty thì Quý khách được hưởng số ngày nghỉ hàng năm tương ứng với số thời gian làm việc là 6 ngày nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương. Nếu không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

  2. Avatar
    Lê Thị ThùyTrang says:

    Chào Luật sư;

    Tôi làm cty hơn 1 năm nhưng năm 2019 cty ít hàng và cho NLD nghỉ ứng phép. Đến năm 2020 cty quyết toán phép hết năm tài chính thì tôi đã âm phép hơn 15 ngày. Cty đã bảo lưu phép năm 2019 tiếp tục năm 2020. Đến đầu 2020 thì tình hình chung đại dịch covid cty tiếp tục có ít hàng làm ( không đáp ứng được công việc đầy đủ cho NLD), NLĐ bị điều động đi làm trái nghề mà họ k mong muốn và trong quá trình làm NSDLD tiếp tục cho NLĐ ứng phép .đến nay tôi đã âm trên 30 ngày. Tôi k thể tiếp tục công việc trái nghề và có ý định thôi việc. Nhưng bên cty bắt tôi phải trả đủ số tiền âm phép mới giải quyết cho nghỉ.
    Luật sư cho tôi hỏi là cty làm vậy là đúng hay sai và tôi phải xử lý thế nào.
    Cảm ơn Luật sư!

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Điều 31 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc người sử dụng lao động có thể chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong trường hợp:
      “1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
      2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
      3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”
      Để cụ thể chi tiết và cần bạn cung cấp thêm nhiều thông tin, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: tầng 14, tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, Quận 3, TP.HCM
      – Trụ sở giao dịch 1: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Trụ sở giao dịch 2: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

  3. Avatar
    nguyễn thị biên thùy says:

    tôi làm ở trung tâm y tế nha trang,
    cho tôi hỏi nếu tôi nghỉ phép thường niên thì có bị trừ 40% ưu đãi nghành và 0.1 độc hại nũ hộ sinh( tiền vô lương) không phải độc hại bằng hiện vật) và nghỉ ốm cũng có bị trừ không.
    tôi chân thành cảm ơn

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Đối với trường hợp của chị Thùy, tôi xin được giải đáp như sau:
      Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được sửa đổi bổ sung một số Điều bởi Nghị định 17/2013/NĐ-CP thì có quy định cụ thể các chế độ phụ cấp lương như sau:
      Điều 6. Các chế độ phụ cấp lương

      8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc:
      b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề:
      áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.
      Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

      Trong tình huống, chị Thùy có nêu chị được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành là 40%.
      Ngoài ra, theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 về Nghỉ phép năm có quy định:
      Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
      • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
      • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
      • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
      Như vậy, đối với trường hợp của chị, nếu chị nghỉ phép theo chế độ nghỉ phép hàng năm hoặc ốm đau thì sẽ không bị trừ tiền lương, trong đó bao gồm phụ cấp ưu đãi ngành của chị.
      Ngoài ra, vì chị Thùy là viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế nên theo điểm d, khoản 2 Mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV chị sẽ được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm là mức 4, hệ số 0.1. Và khoản phụ cấp này sẽ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Tương tự như trên, nếu chị nghỉ phép theo chế độ nghỉ phép hàng năm hoặc nghỉ ốm đau, thì sẽ không bị trừ phụ cấp trách nhiệm ngành.
      Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc cần hỗ trợ khởi kiện đòi lại sổ đỏ vui long liên hệ Luật sư của chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *