Luật Hành Chính

Khi nào người dân được tố cáo Đảng viên

Khi nào người dân được tố cáo Đảng viên? là câu hỏi được độc giả quan tâm khi người dân phát hiện Đảng viên thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật. Đồng thời, người dân muốn được tố cáo xử lý, kỷ luật Đảng viên đó. Để giải quyết vấn đề trên, Luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ gửi đến Quý độc giả bài viết về mẫu đơn, quy trình giải quyết đơn tố cáo và các quy định pháp luật khác liên quan đến vấn đề người dân tố cáo Đảng viên.

Tố cáoTố cáo đảng viên

Tố cáo là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018.

Xem thêm: Pháp luật về khiếu nại và tố cáo

Quy định của pháp luật về vấn đề tố cáo Đảng viên

Khi Đảng viên có những vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cơ quan, đơn vị thì người dân có quyền tố cáo.

Bên cạnh đó, theo Khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, pháp luật quy định người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo. Nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp là công dân được quyền làm những gì mà pháp luật không cấm. Cho nên, theo những quy định trên, ta có thể hiểu rằng: người dân được tố cáo Đảng viên nếu Đảng viên đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Là cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo 2018.

Quy trình giải quyết đơn tố cáo đối với Đảng viên

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại Điều 19 Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng thì thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo đối với Đảng viên là:

  • Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và Đảng viên thuộc phạm vi quản lý của cấp uỷ cùng cấp. Tổ chức đảng có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng, Đảng viên thuộc phạm vi phụ trách. Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với Đảng viên thuộc phạm vi quản lý.
  • Trường hợp Đảng viên là cấp uỷ viên các cấp hoặc cán bộ thuộc diện cấp uỷ các cấp quản lý đã nghỉ hưu, nếu bị tố cáo vi phạm khi đang công tác thỉ thấm quyền giải quyết tố cảo được thực hiện như đang đương chức.

Thẩm quyền giải quyếtThẩm quyền giải quyết

Nội dung đơn tố cáo

Đơn tố cáo là văn bản quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, thụ lý và giải quyết yêu cầu cho người tố cáo. Nội dung đơn phải phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tuân thủ đúng luật định thì mới được xem xét và xử lý. Nội dung đơn tố cáo Đảng viên được thay đổi tùy vào hình thức tố cáo.

  • Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
  • Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Luật Tố cáo 2018.

>>>Xem thêm: Quy trình giải quyết tố cáo.

Trình tự, thủ tục giải quyết

Đơn tố cáo Đảng viên được giải quyết như sau:

Khi nhận được tố cáo, cơ quan nhận đơn phải phân loại, giải quyết các trường hợp thuộc phạm vi trách nhiệm hoặc phối hợp với các tổ chức đảng có thẩm quyền để giải quyết; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển đến các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết các đơn tố cáo.

Thời hạn giải quyết tố cáo là chậm nhất 90 ngày đối với cấp tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương trở xuống; 180 ngày đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được tố cáo (gửi, tố cáo trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện chuyển đến). Trường hợp vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo nhưng không quá 30 ngày, đồng thời phải thông báo cho người tố cáo, người bị tố cáo, tổ chức có liên quan biết.

Sau khi giải quyết xong, phải thông báo cho người tố cáo biết kết quả giải quyết tố cáo bằng hình thức thích hợp

Cơ sở pháp lý: Điều 20 Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng.

Luật sư soạn thảo đơn tố cáo Đảng viên

Luật sư tư vấnLuật sư tư vấn

  • Tư vấn quy định pháp luật tố cáo Đảng viên;
  • Tư vấn về thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết đơn tố cáo;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn tố cáo;
  • Hướng dẫn chuẩn bị, tìm kiếm tài liệu, bằng chứng liên quan cho việc tố cáo;
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
  • Theo dõi diễn biến giải quyết hồ sơ và giải quyết những vấn đề phát sinh.

Như vậy, việc tố cáo Đảng viên không phải thực hiện một cách tùy tiện mà phải theo quy định pháp luật. Bài viết trên đây của Chuyên Tư Vấn Luật phần nào cung cấp cho bạn đọc những vấn đề pháp lý cơ bản về vấn đề Khi nào người dân được tố cáo Đảng viên. Nếu còn khó khăn, thắc mắc nào nào trong việc làm đơn tố cáo hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900636387 để được luật sư tư vấn và hỗ trợ.

4.7 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết