Luật Hành Chính

Quy trình giải quyết tố cáo mới nhất năm 2024

Quy trình giải quyết tố cáotrình tự thủ tục bao gồm thụ lý đơn, xác minh, kết luận nội dung và xử lý kết luận đó của người giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được quy trình soạn đơn cũng như nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thông qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về quy trình giải quyết đơn tố cáo mới nhất.

Quy trình giải quyết tố

Quy trình giải quyết tố cáo

Quy định pháp luật về tố cáo

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018.

Quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân nhằm tố cáo, tố giác những hành vi vi phạm của pháp luật, hành vi này có thể được thực hiện bởi cán bộ quản lý nhà nước hoặc bởi những người dân.

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định người tố cáo là người thực hiện hành vi tố cáo.

Qua đó, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định mọi người dân đều có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.

Trình tự giải quyết tố cáo mới nhất

Trình tự giải quyết tố cáo mới nhất

Trình tự giải quyết tố cáo mới nhất

Thụ lý tố cáo

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thụ lý tố cáo theo quy trình sau:

  • Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
  • Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.
  • Việc xử lý ban đầu thông tin tố cáo và tiếp nhận xử lý thông tin có nội dung tố cáo được quy định tại Điều 24, 25 Luật Tố cáo 2018.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Luật Tố cáo 2018.

Xác minh và kết luận nội dung tố cáo

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ thực hiện việc xác minh và đưa ra kết luận nội dung tố cáo như sau:

  • Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
  • Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
  1. Ngày, tháng, năm giao xác minh;
  2. Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
  3. Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
  4. Nội dung cần xác minh;
  5. Thời gian tiến hành xác minh;

Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.

  • Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
  • Trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
  • Người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này theo phân công của người giải quyết tố cáo.
  • Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.

Cơ sở pháp lý: Điều 31 Luật Tố cáo 2018.

Xử lý kết luận nội dung tố cáo

  • Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
  • Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
  • Nội dung kết luận tố cáo được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 35 Luật Tố cáo 2018

Cơ sở pháp lý: Điều 35 Luật Tố cáo 2018.

>>> Xem thêm về: Quy Trình Giải Quyết Tố Cáo Đảng Viên

Thời hạn giải quyết tố cáo

  • Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
  • Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
  • Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
  • Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
  • Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Cơ sở pháp lý: Điều 30 Luật Tố cáo 2018.

Thẩm quyết thụ lý đơn tố cáo

Theo Khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo.

Tùy vào từng trường hợp tố cáo mà thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo được quy định từ Điều 13 – 21 Luật Tố cáo 2018.

  • Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Điều 13 Luật Tố cáo 2018.
  • Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 14 Luật Tố cáo 2018.
  • Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Viện kiểm sát nhân dân quy định tại Điều 15 Luật Tố cáo 2018.
  • Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong Kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 16 Luật Tố cáo 2018.
  • Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước quy định tại Điều 17 Luật Tố cáo 2018.
  • Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 18 Luật Tố cáo 2018.
  • Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà nước quy định tại Điều 19 Luật Tố cáo 2018.
  • Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Điều 20 Luật Tố cáo 2018.
  • Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 21 Luật Tố cáo 2018.

Tư vấn thủ tục tố cáo trong thi hành án dân sự

Tư vấn thủ tục tố cáo trong thi hành án dân sự

Tư vấn thủ tục tố cáo trong thi hành án dân sự

Luật sư tư vấn

  • Soạn thảo đơn tố cáo.
  • Tư vấn quyền tố giác, thủ tục tố giác tội phạm trong thi hành án dân sự.
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết thỏa đáng.
  • Luật sư nhận ủy quyền khách hàng thực hiện yêu cầu thi hành án dân sự, các công việc khác liên quan trong quá trình thi hành án.

Mọi hành vi tố tụng đều tuân theo quy trình nhất định, vì vậy việc tìm hiểu trước các quy định pháp luật điều chỉnh là cần thiết để đảm bảo được quyền và lợi ích của bản thân. Nếu có thắc mắc cần được tư vấn luật hành chính hoặc muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ

Tham khảo một số bài viết liên quan:

4.9 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết