Hành vi thu giữ hàng hóa của cơ quan hành chính có là đối tượng khởi kiện? Vấn đề này đang nhận được rất nhiều người quan tâm. Đây là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Vậy nếu hành vi thu giữ hàng hoá của cơ quan có thẩm quyền không đúng thì có được khởi kiện không? Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp đến quý bạn đọc một số thông tin liên quan cụ thể như sau:
Hành vi thu giữ hàng hóa của cơ quan hành chính
>>> Xem thêm: Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính dành cho doanh nghiệp
Mục Lục
Hành vi thu giữ hàng hoá của cơ quan hành chính có là đối tượng khởi kiện hành chính?
Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 3 và khoản 1 Điều 5 Luật Tố tụng Hành chính 2015 (TTHC 2015) và khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP quy định:
- Hành vi hành chính bị kiện là hành vi làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21, Điều 26 Luật Xử lý Vi phạm Hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 (LXLVPHC) thì hàng hoá bị cơ quan hành chính tịch thu được gọi là tang vật và hành vi thu giữ hàng hoá là một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền.
Người bị xử phạt bằng hình thức thu giữ hàng hoá của cơ quan hành chính có quyền khởi kiện đối với hành vi xử phạt vi phạm hành chính khi cho rằng hành vi đó xâm phạm đến quyền, lợi ích của mình.
Căn cứ khởi kiện khi cho rằng hành vi thu giữ hàng hoá của cơ quan hành chính không đúng pháp luật
Về cơ sở căn cứ để tịch thu tang vật vi phạm hành chính
Theo khoản 6 Điều Nghị định 118/2021/NĐ-CP việc tịch thu tang vật vi phạm hành chính quy định như sau:
- Tịch thu đối với tang vật là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành
- Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng;
- Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm
Về thẩm quyền tịch thu tang vật của cơ quan hành chính
Căn cứ từ Điều 38 đến Điều 51 và Điều 60 Luật XLVPHC 2012, cơ quan có thẩm quyền tịch thu tang vật vi phạm hành chính sẽ tương ứng với mỗi chức danh thuộc lĩnh vực quản lý được pháp luật quy định cụ thể. Và khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt sẽ được xác định dựa trên giá trị tang vật vi phạm hành chính như sau:
- Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;
- Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
- Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;
- Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ trên để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá.
Lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu
Căn cứ theo Điều 81 Luật XLVPHC 2012 (sửa đổi bổ sung bởi khoản 42, Điều 1 Luật XLVPHC năm 2020) quy định:
- Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện, tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
- Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
- Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị giam giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có sự thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
- Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ.
Xử lý tang vật
Căn cứ tại Điều 23, Nghị định 118/2021/NĐ-CP sau khi tịch thu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xử lý , bảo quản như sau:
- Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản thì xử lý theo trường hợp cụ thể tại khoản 2 Điều 23;
- Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật XLVPHC;
- Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định cụ thể tại Nghị định
Thủ tục khởi kiện
Thủ tục khởi kiện hành vi tịch thu tang vật trái quy định pháp luật
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ tại Điều 30, 31, 32 Luật Tố tụng Hành chính 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2019) – Luật TTHC thì khởi kiện về hành vi thu giữ hàng hoá của cơ quan hành chính là khởi kiện về hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, theo đó:
- Khởi kiện ở Tòa án cấp huyện với trường hợp hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó.
- Khởi kiện ở Tòa án cấp tỉnh với trường hợp hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng địa giới hành chính với Tòa án của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
>>> Xem thêm: Xác định thời hiệu khởi kiện của vụ án hành chính
Thành phần hồ sơ
- Đơn khởi kiện theo mẫu 01-HC Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện
- Bản chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi tịch thu tang vật vi phạm hành chính trái pháp luật
- Bản chính quyết định khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có)
- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu có công chứng của cơ quan có thẩm quyền
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện
Trình tự, thủ tục giải quyết
Căn cứ Điều 118, 119, 121, 125, 130 Luật TTHC 2015 quy định về trình tự khởi kiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Sau khi đã làm đơn khởi kiện, người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để tòa án xem xét giải quyết vụ án bằng một trong những cách sau:
- Nộp trực tiếp đến Tòa án;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Thụ lý vụ án
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
- Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý. Việc thụ lý vụ án phải được ghi vào sổ thụ lý.
Thông tin liên hệ Luật sư
Phương thức liên hệ Luật sư
Tư vấn trực tiếp
Trường hợp quý khách gặp phải tình huống có nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau và cần nhanh chóng xử lý, quý khách hàng có thể đến văn phòng của chúng tôi để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp tại một trong hai địa chỉ sau:
- Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
Tư vấn trực tuyến
Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87. Ngoài ra, Công ty Luật Long Phan PMT còn nhận các thắc mắc của khách hàng thông qua những hình thức khác:
- Email: pmt@luatlongphan.vn
- Fanpage: Luật Long Phan
- Kênh youtube: Công ty Luật Long Phan PMT
>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp lý của Luật sư hành chính
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Hành vi thu giữ hàng hoá của cơ quan hành chính có là đối tượng khởi kiện? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.