Luật Doanh Nghiệp

Hoạt Động Của Trọng Tài Thương Mại Nước Ngoài Ở Việt Nam

Theo quy định tại Điều 73 Luật Trọng tài Thương mại 2010 thì tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải là tổ chức trọng tài nước ngoài đã được thành lập và đang hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức hoặc là chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Chi nhánh) hoặc là văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài (sau đây gọi là Văn phòng đại diện).

  1. Chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam. Tổ chức trọng tài nước ngoài và Chi nhánh của mình chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh trước pháp luật Việt Nam.

Hoạt động của trọng tài thương mại nước ngoài ở Việt Nam
Hoạt động của trọng tài thương mại nước ngoài ở Việt Nam

a. Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.
  • Chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài.
  • Cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài.
  • Thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác.
  • Trả thù lao cho Trọng tài viên.
  • Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
  • Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
  • Hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động.
  • Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
  • Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động.
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh trọng tài thương mại nước ngoài
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh trọng tài thương mại nước ngoài

b. Hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam gồm:

  • Đơn đề nghị thành lập chi nhánh của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu số 03/TP-TTTM ban hành kèm Thông tư 12/2012/TT-BTP);
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh sự thành lập hợp pháp của Tổ chức Trọng tài nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Bản giới thiệu về hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
  • Bản sao có chứng thực Điều lệ của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
  • Bản sao có chứng thực Quyết định cử trọng tài viên làm Trưởng Chi nhánh (Trưởng Chi nhánh phải thường trú tại Việt Nam);
  • Danh sách Trọng tài viên, nhân viên dự kiến làm việc tại Chi nhánh.

Nơi nộp hồ sơ: Bộ Tư pháp; Thời hạn: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tư pháp sẽ xem xét và cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh của Tổ chức Trọng tài nước ngoài. Nếu từ chối cấp, Bộ Tư pháp sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

>>>Xem thêm: Thủ Tục Yêu Cầu Hủy Phán Quyết Trọng Tài Thương Mại

  1. Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Tổ chức trọng tài nước ngoài được thành lập và tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động trọng tài tại Việt Nam.

Tổ chức trọng tài nước ngoài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của Văn phòng đại diện trước pháp luật Việt Nam.

a. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam.
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
  • Không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
  • Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.
  • Báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đăng ký hoạt động.

b. Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:

  •  Đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu số 03/TP-TTTM ban hành kèm Thông tư 12/2012/TT-BTP);
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh sự thành lập hợp pháp của Tổ chức Trọng tài nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  • Bản giới thiệu về hoạt động của Tổ chức trọng tài nước ngoài;
  • Bản sao có chứng thực quyết định cử Trưởng văn phòng đại diện;
  • Danh sách người nước ngoài, nhân viên Việt Nam dự kiến làm việc tại Văn phòng đại diện.

Nơi nộp hồ sơ: Bộ Tư pháp; Thời hạn: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tư pháp sẽ xem xét và cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài. Nếu từ chối cấp, Bộ Tư pháp sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

  1. Đăng ký hoạt động và thông báo thành lập

Sau khi Chi nhánh/Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập thì:

  • Chi nhánh phải đăng ký hoạt động trong vòng 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
  • Văn phòng đại diện phải thông báo thành lập trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập.
  1. Chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài

Chi nhánh của Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

  • Theo quyết định của Trung tâm trọng tài về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh;
  • Trung tâm trọng tài tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập;
  • Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật.

Chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài thành lập Chi nhánh phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm trọng tài và Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Chi nhánh; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty chúng tôi về trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng thông qua hotline 1900 63 63 87.

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 792 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *