Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp là một trong những nghĩa vụ bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Thủ tục này được quy định theo pháp luật về thuế. Sau đây bài viết này sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp hiện hành.

Thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp được quy định khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Như vậy, sáp nhập doanh nghiệp là một công ty bị sáp nhập vào một công ty nhận sáp nhập bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Doanh nghiệp có phải quyết toán thuế khi sáp nhập không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 68 Luật Quản lý thuế 2019 quy định: Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập; trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế..

Theo đó, khi sáp nhập doanh nghiệp, công ty được sáp nhập phải hoàn thành nghĩa vụ thuế (thực hiện quyết toán thuế) nếu không, công ty nhận sáp nhập phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước đó chưa hoàn thành của công ty bị sáp nhập.

Thời gian nộp hồ sơ thuế khi sáp nhập công ty

Thời hạn nộp hồ sơ thuế khi sáp nhập công ty là tối đa 45 ngày, kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện sáp nhập căn cứ theo khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019

Trình tự thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ sau đây khi làm thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp:

Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với doanh nghiệp bị sáp nhập (theo khoản 4 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019) bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với doanh nghiệp nhận sáp nhập (căn cứ theo quy định của điểm b khoản 3 Điều 20 Thông tư số 105/2020/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế:

  • Tờ khai Điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST;
  • Bản sao Hợp đồng sáp nhập và văn bản tương đương;
  • Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc các giấy tờ tương đương khác.

Thủ tục

Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về thủ tục thuế của doanh nghiệp khi sáp nhập như sau:

Bước 1: Quyết toán thuế khi sáp nhập

Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp sáp nhập có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Bước 2: Nộp Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn

Người nộp thuế của công ty bị sáp nhập phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty trong thời gian hoạt động theo quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Bước 3: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Một trong những thủ tục về thuế khi sáp nhập công ty là công ty bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi chấm dứt hiệu lực của mã số thuế. Nếu công ty nhận sáp nhập chưa hoàn thành nghĩa vụ  thuế trước khi sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập sẽ có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế với Kho bạc nhà nước.

Bước 4: Chấm dứt hiệu lực của mã số thuế

Mỗi doanh nghiệp đều có mã số thuế khác nhau do đó khi thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập phải nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực của mã số thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 5: thay đổi thông tin đăng ký thuế

Trường hợp sáp nhập làm phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế, trong thời hạn 10 ngày  làm việc kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Tư vấn thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Tư vấn khai thuế sáp nhập doanh nghiệp

Tư vấn khi thuế Sáp nhập doanh nghiệp

Chuyên Tư Vấn Luật sau đây xin phép cung cấp dịch vụ tư vấn điều kiện sáp nhập doanh nghiệp như sau:

  • Tư vấn các thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
  • Tư vấn hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp cho từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.
  • Tư vấn thủ tục, hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp.
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục về thuế khi sáp nhập doanh nghiệp
  • Dịch vụ tư vấn luật Doanh nghiệp, luật Quản lý thuế.
  • Dịch vụ Luật sư Doanh nghiệp tư vấn rủi ro khi sáp nhập doanh nghiệp.

Để được sáp nhập doanh nghiệp, các công ty phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ quy định về các thủ tục thuế của pháp luật về thuế. Bài viết trên của Chuyên Tư Vấn Luật đã cung cấp cho quý bạn đọc về thủ tục về thuế sáp nhập doanh nghiệp hiện hành. Để được tư vấn cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900636387  để được Luật sư doanh nghiệp hỗ trợ.

>>Bài viết liên quan thuế doanh nghiệp có thể bạn quan tâm:

5 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết