Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục khai báo thuế sau khi thành lập doanh nghiệp

Thủ tục khai báo thuế sau khi thành lập doanh nghiệp là thủ tục thực hiện sau khi doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để hoàn tất quá trình thành lập doanh nghiệp. Thủ tục kê khai thuế có ý nghĩa quan trọng đối với công ty. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục khai báo thuế.

thủ tục thuế sau khi thành lập
Thủ tục khai báo thuế sau khi thành lập

>>Xem thêm: Có được hoãn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp do bị ảnh hưởng covid không?

Mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số

Mở tài khoản ngân hàng và thông báo thông tin tài khoản ngân hàng

Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp để thực hiện việc thanh toán nhận thanh toán khi phát sinh giao dịch, kê khai và nộp thuế theo quy định, doanh nghiệp phải liên hệ với một Ngân hàng để mở tài khoản ngân hàng cho công ty.

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng;
  • GCN ĐKDN bản sao chứng thực;
  • Thông báo sử dụng mẫu dấu doanh nghiệp;
  • Bản sao chứng thực CMND của đại diện theo pháp luật- chủ tài khoản;
  • Bản sao Điều lệ công ty;
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng (nếu đăng ký);
  • Bản sao chứng thực CMND của người được ủy quyền giao dịch tại ngân hàng (nếu có);
  • Bản sao chứng thực CMND của kế toán trưởng (nếu có).

Doanh nghiệp cần phải đóng một khoản phí để thực hiện việc duy trì tài khoản. Số phí này tùy thuộc vào từng ngân hàng cụ thể nhưng mức trung bình là 1.000.000 đồng.

Thông báo thông tin tài khoản ngân hàng : Sau khi doanh nghiệp mở tài khoản hoàn tất, trong thời hạn 10 ngày phải thực hiện thủ tục thông báo thông tin tài khoản theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Mua chữ ký số

  • Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký  sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.
  • Giấy tờ cần chuẩn bị khi mua chữ ký số: GIẤY CHỨNG NHẬN đăng ký doanh nghiệp, CMND của người đại diện bản photo.

>>Xem thêm: Thủ Tục Mở Tài Khoản Cho Doanh Nghiệp

Kê khai và nộp thuế môn bài

kê khai và nộp thuế môn bài
Kê khai và nộp thuế môn bài

Thời hạn khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài

  • Đối với công ty mới thành lập, lệ phí môn bài được kê khai 01 lần khi mới thành lập doanh nghiệp và nộp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập. T
  • heo quy định tại nghị định Nghị định 22/2020/NĐ-CP , năm đầu tiên doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài. Các năm tiếp theo, doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01.

Mức đóng lệ phí môn bài của doanh nghiệp 

Doanh nghiệp mới thành lập năm đầu tiên được miễn lệ phí môn bài, tuy nhiên từ năm thứ hai trở đi căn cứ vào vốn Điều lệ ghi trong giấy chứng nhận ĐKKD (Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) doanh nghiệp phải nộp:

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.

Hồ sơ khai thuế ban đầu

Doanh nghiệp nộp các giấy tờ khai thuế ban đầu cùng thời điểm khai lệ phí môn bài.

Doanh nghiệp cần nộp những giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao được công chứng);
  • Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc;
  • Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của doanh nghiệp;
  • Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người đại diện cho doanh nghiệp;
  • Công văn đăng ký hình thức kế toán;
  • Bảng đăng ký trích khấu hao tài sản cố định;
  • Tờ khai lệ phí môn bài bản sao đi kèm với xác nhận đã nộp tiền lệ phí môn bài.

Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

đăng kí sử dụng hóa đơn điện tử
Đăng kí sử dụng hóa đơn điện tử

Sau khi lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử phù hợp với nhu cầu sử dụng doanh nghiệp mới thành lập cần chuẩn bị hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Quyết định sử dụng hoá đơn điện tử (Theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC);
  • Thông báo phát hành hoá đơn điện tử theo Mẫu. (Theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC);
  • Hoá đơn mẫu (Do doanh nghiệp khởi tạo mẫu thông qua phần mềm hóa đơn điện tử).     

Sau khi lập xong bộ hồ sơ, doanh nghiệp có thể gửi tới cơ quan thuế qua mạng hoặc nộp trực tiếp. Sau 2 ngày doanh nghiệp sẽ kiểm tra thông tin trên trang Cổng thông tin điện tử và bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử khi nhận được chấp thuận của cơ quan thuế.

Trên đây là bài viết liên quan đến thủ tục khai báo thuế sau khi thành lập doanh nghiệp. Quý khách hàng có khó khăn, thắc mắc, nhu cầu đượcTư vấn thủ tục khai báo thuế chi tiết hơn, để đảm bảo quyền lợi của mình tốt nhất xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn./.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết