Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp là vấn đề pháp lý được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp là điều không dễ dàng và cần phải trải qua quy trình, hồ sơ và đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó, bài viết dưới đây của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết cũng như dịch vụ tư vấn đối với thủ tục sáp nhập doanh nghiệp nhanh chóng, chính xác nhất.
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Mục Lục
Sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
- Sáp nhập doanh nghiệp là một dạng hình thức của tổ chức lại doanh nghiệp.
Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp
- Luật Doanh nghiệp 2020 hiện hành không có quy định về điều kiện sáp nhập doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, căn cứ theo Luật Cạnh tranh 2018 thì sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế và phải đảm bảo việc sáp nhập công ty không được rơi vào trường hợp cấm tập trung kinh tế.
- Cụ thể, việc sáp nhập doanh nghiệp bị cấm khi doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 29, Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018.
Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp
Hậu quả pháp lý khi sáp nhập doanh nghiệp
- Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.
- Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
- Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020.
Trình tự, thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
- Bước 1: Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty, các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập.
- Bước 3: Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
Cơ sở pháp lý: Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020.
>>> Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp khi không cùng loại hình kinh doanh
>>> Xem thêm: Thủ tục thông báo sáp nhập khi không thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Quy trình sáp nhập doanh nghiệp
Lưu ý khi sáp nhập doanh nghiệp
- Khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp cần hoàn tất các nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, quyết toán thuế và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
- Sáp nhập doanh nghiệp là một trong những hình thức tập trung kinh tế nên khi thực hiện việc sáp nhập doanh nhập cần tránh rơi vào các trường hợp cấm tập trung kinh tế, tuân thủ pháp luật cạnh tranh.
- Khi soạn thảo hợp đồng sáp nhập các doanh nghiệp cần lưu ý việc thực hiện đầy đủ các nội dung theo như pháp luật đã quy định nhằm tránh những rủi ro không đáng có. Ngoài ra, hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và người lao động biết.
Tư vấn thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
- Hỗ trợ tư vấn các quy định của pháp luật về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp;
- Tư vấn cho khách hàng và đưa ra các phương án sáp nhập doanh nghiệp tối ưu nhất;
- Soạn thảo bộ hồ sơ sáp nhập công ty;
- Hỗ trợ khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tư vấn những nghĩa vụ pháp lý phát sinh cho khách hàng sau khi thực hiện thủ tục sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;
- Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật sư thực hiện trọn gói thủ tục mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp
Những thông tin về điều kiện, trình tự thủ tục cũng như hậu quả pháp lý sau khi sáp nhập doanh nghiệp đã được cung cấp qua bài viết trên. Quý khách cần phải tuân thủ các quy định của luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan nhằm hạn chế tối đa những rủi ro khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu còn vướng mắc hay có nhu cầu tư vấn luật doanh nghiệp xin Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 hoặc Luật sư để được hỗ trợ.