Luật Doanh Nghiệp

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho mô hình công ty gia đình?

Những năm gần đây, kinh doanh theo mô hình công ty gia đình ngày càng phổ biến. Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho mô hình công ty  gia đình là một câu hỏi mà chủ đầu tư cần phải biết khi lựa chọn kinh doanh theo mô hình công ty gia đình. Chuyên tư vấn luật kính mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề trên. Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho công ty gia đình

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho công ty gia đình

Đặc điểm của mô hình công ty gia đình

Pháp luật về mô hình công ty gia đình

Pháp luật doanh nghiệp không định nghĩa về mô hình công ty gia đình. Bản chất của các công ty gia đình không phải là một loại hình doanh nghiệp. Hiểu ngắn gọn, công ty gia đình là những công ty được thành lập và hoạt động theo pháp luật doanh nghiệp, thành viên công ty là những người cùng thuộc một gia đình và nắm giữ hầu hết tổng số vốn điều lệ hoặc cổ phần của công ty. Một số đặc điểm chính của công ty gia đình (đặc điểm phổ biến, không phải pháp lý): – Thành viên công ty: Chủ sở hữu, người nắm các chức danh quản lý công ty là người trong gia đình. Trong một số công ty, hầu hết nhân sự đều là các thành viên trong gia đình (có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng hoặc thân thiết trong gia đình). – Tỷ lệ vốn góp: Các thành viên trong gia đình thường nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần công ty Thời gian tồn tại: Thường có thời gian hoạt động và tồn tại lâu hơn so với các công ty khác bởi công ty gia đình có sự kế thừa giữa các thế hệ để duy trì và phát triển công ty.

Ưu và nhược điểm của mô hình công ty gia đình

Ưu điểm
  • Có lợi thế trong việc quản trị công ty
  • Quyền sở hữu và tỷ lệ vốn góp thường tập trung vào một người hoặc một nhóm người trong gia đình nên sẽ hạn chế việc người ngoài tham gia quản lý và điều hành công ty;
  • Việc tổ chức và quản lý công ty được thực hiện linh động, ngoài áp dụng điều lệ công ty thì có thể được giải quyết bởi các nguyên tắc, truyền thống gia đình;
  • Các thành viên trong công ty thường có trách nhiệm lớn đối với công việc.
  • Quan hệ hợp tác và sự tin tưởng giữa các thành viên trong công ty cao, chặt chẽ. Đây cũng là cơ sở để tạo niềm tin cho các đối tác trong hoạt động kinh doanh.
Nhược điểm
  • Khó khăn trong việc huy động vốn cũng như các nguồn lực khác ở bên ngoài như: cơ sở vật chất, nhân sự…vì bản chất của công ty gia đình là mô hình quản trị kinh doanh khép kín trong phạm vi gia đình.
  • Sự phát triển và tính duy trì của công ty phải phụ thuộc cao vào yếu tố con người. Thông thường các doanh nghiệp muốn duy trì theo mô hình công ty gia đình thì phải có sự kế thừa của thế hệ sau. Những người quản lý sau yêu cầu phải có năng lực và triển vọng để phát triển công ty.
  • Sự mâu thuẫn, chia rẽ giữa các thành viên trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty. Một số công ty gia đình tan rã, ngừng hoạt động là do mâu thuẫn nội bộ.
>>> Xem thêm: Thủ tục sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty gia đình

Công ty hợp danh

Quy định công ty hợp danh

Tại điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;  Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Sự hợp tác giữa các thành viên trong công ty hợp danh

Sự hợp tác giữa các thành viên trong công ty hợp danh

>>> Xem thêm: Mã số doanh nghiệp là gì?

Công ty hợp danh mô hình doanh nghiệp gia đình

Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty hợp danh có nhiều điểm phù hợp cho mô hình doanh nghiệp gia đình như:
  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty.
  • Thành viên hợp danh phải là những người “có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp” vì các công ty hợp danh thường được thành lập dựa trên trình độ chuyên môn và danh tiếng, uy tín của các thành viên hợp danh. Điều này cho thấy, sự liên kết giữa các thành viên trong công ty hợp danh là chặt chẽ, và do vậy cũng hạn chế số người có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty. Sự liên kết dựa vào nhân thân các thành viên hợp danh là điểm nổi bật của công ty hợp danh so với Công ty cổ phần hay công ty TNHH – hai loại hình mà các thành viên thường chỉ quan tâm đến phần vốn góp vào công ty.
Vì những đặc điểm đó, công ty hợp danh thường được thành lập trong dòng họ gia đình có quy mô vừa và nhỏ.

Công Ty TNHH 2 thành viên trở lên

Quy định pháp luật về công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Theo quy định tại điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có các đặc điểm cơ bản sau:
  • Có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH  hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật khác liên quan.

Công ty trách nhiệm hữu hạn mô hình doanh nghiệp gia đình

Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đem lại nhiều lợi thế cho mô hình doanh nghiệp gia đình như:
  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho các thành viên trong gia đình;
  • Số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ  nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Với các đặc điểm trên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên  sẽ phù hợp với các công ty gia đình có quy mô trung bình và lớn. Lưu ý: Để duy trình tính chất gia đình của công ty, các thành viên trong gia đình cần phải nắm giữ phần lớn số vốn điều lệ và các vị trí lãnh đạo, quản lý trong công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên với chế độ kiểm soát thành viên chặt chẽ

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên với chế độ kiểm soát thành viên chặt chẽ

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp trong nước cho nhà đầu tư nước ngoài

Dịch vụ luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp

Tư vấn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Lựa chọn loại hình đăng ký kinh doanh;
  • Xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề;
  • Chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo từng loại hình đăng ký: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần;
  • Thực hiện trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thực hiện hồ sơ, làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp;
  • Tiến hành thay đổi/ bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh: ngành/nghề kinh doanh, thay đổi/bổ sung thành viên góp vốn/ cổ đông, các vấn đề khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp …;
  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

Tư vấn soạn thảo đơn từ, các văn bản, thủ tục  trong quá trình doanh nghiệp hoạt động

  • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, soạn thảo văn bản, giám sát, theo dõi các trình tự, hoạt động kinh doanh của công ty, thủ tục xin giấy phép,…
  • Tư vấn các cơ chế được miễn giảm, chính sách ưu đãi của nhà nước nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt được các quyền lợi tối đa
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản liên quan đến cơ chế nội bộ như văn bản lưu hành trong công ty, điều lệ, văn bản hợp tác giữa các phòng ban,…
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản (công văn, đơn từ) trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện các hành vi/ quyết định trái pháp luật, gây hại đến doanh nghiệp của các cơ quan chức năng
  • Tư vấn, soạn thảo văn bản pháp lý (công văn, đơn từ) để giải quyết tranh chấp với đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
  • Tư vấn pháp lý, soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ cho các dự án mới của doanh nghiệp
  • Xây dựng cơ chế quản trị rủi ro và trực tiếp tham mưu cố vấn cho quản lý doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ.
  • Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp;
  • Tiến hành phá sản cho doanh nghiệp;
  • Các thủ tục liên quan đến chia, tách, mua bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Đại diện khách hàng làm việc với đối tác, cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực pháp lý

  • Trực tiếp tham gia các buổi gặp mặt, đàm phán cùng khách hàng với đối tác kinh doanh;
  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa, Trọng tài, Hội đồng cạnh tranh;
  • Kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự,… ảnh hưởng quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền – nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất tại các phiên xử;
  • Trực tiếp thực hiện thủ tục, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong các vụ án tranh chấp doanh nghiệp và các yêu cầu, thủ tục hành chính doanh nghiệp.

Quy trình tiếp nhận, cung cấp dịch vụ

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng; Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng; Bước 3: Khách hàng và Chuyên tư vấn luật ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận; Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và xử lý các công việc tư vấn cho khách hàng cũng như thực hiện công việc tại tòa án các cấp; Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý tại tòa án và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi tranh chấp được giải quyết.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Với tôn chỉ “Tận tâm – uy tín – hiệu quả”, Chuyên Tư Vấn Luật cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ luật sư tranh tụng. Bên cạnh đảm bảo về về chất lượng dịch vụ pháp lý, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật, đúng lương tâm, đạo đức hành nghề của một luật sư, chúng tôi còn mang đến sự hài lòng và an tâm đến quý khách hàng. Không chỉ thế, dịch vụ luật sư tranh tụng của Chuyên Tư Vấn Luật luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình, cống hiến tri thức pháp luật đến khách hàng, mang lại hiệu quả công việc cho khách hàng. Bên cạnh những quyền lợi và cam kết về chất lượng dịch vụ, Chuyên Tư Vấn Luật còn có một ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng đã tin tưởng và đã sử dụng dịch vụ luật sư tranh tụng của công ty đó là chính sách hậu mãi. Cụ thể là khi đã quý khách hàng đã sử dụng qua dịch vụ của công ty luật chúng tôi thì đến những lần sử dụng tiếp theo, quý khách hàng có thể sẽ được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý MIỄN PHÍ

Thông tin liên hệ luật sư

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau:
  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com.
  • Tổng đài trực tuyến: 1900.63.63.87.
  • Zalo: Công Ty Luật Long Phan
  • Tư vấn qua FACEBOOK: Chuyên tư vấn Pháp luật
  • Trụ sở và Văn phòng làm việc:
  1. Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
  2. Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
Trên đây là tư vấn về Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào cho mô hình công ty gia đình. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn Luật Doanh nghiệp nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 733 bài viết