Luật Đất Đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện như thế nào?

Tranh chấp đất đai cấp huyện diễn ra rất phổ biến và tính chất rất phức tạp. Để giải quyết tranh chấp đất đai thì vai trò của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp rất quan trọng. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về những thủ tục liên quan đến giải quyết tranh chấp thế nào là hợp pháp.

Thủ tục  giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện

Thẩm quyền tổ chức giải quyết tranh chấp

  • Nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành, mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 thì được lựa chọn 01 trong 02 phương thức để giải quyết: hoặc khởi kiện ra Tòa án hoặc yêu cầu Ủy ban nhân dân giải quyết. Thẩm quyền giải quyết của Ủy ban được xác định như sau:
  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

(CSPL: khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013)

Thủ tục giải quyết tranh chấp

Cơ quan  giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện
Cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện

Về mặt thủ tục, việc giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện được điều chỉnh bởi Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật đất đai 2013.

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân quận, huyện. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan;
  • Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
  • Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
  • Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Quy trình giải quyết tranh chấp

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Quy trình giải quyết tranh chấp thực hiện như sau:

1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân quận, huyện

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết).

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Thời hạn giải quyết tranh chấp

  • Thời hạn thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện là không quá 45 ngày.
  • Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.

CSPL: khoản 3 Điều 61 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP

Chúng tôi vừa phân tích các vấn đề liên quan đến trình tự giải quyết tranh chấp đất đai cùng những thủ tục liên quan. Nếu bạn đọc có sự vướng ngại, thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi theo số hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn pháp luật cụ thể, nhanh chóng. Xin chân thành cảm ơn.

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 955 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *