Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai doanh nghiệp là vấn đề pháp lý mà rất nhiều doanh nghiệp đang quan tâm. Vậy việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai doanh nghiệp có giống với chuyển nhượng đất giữa cá nhân với cá nhân hay không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm được thủ tục chuyển nhượng đất giữa hai doanh nghiệp quy định như thế nào.
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai doanh nghiệp
Mục Lục
Điều kiện chuyển nhượng đất là tài sản của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện trên, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai 2013.
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai thì hai bên phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực.
>>> Xem thêm: Hợp đồng chuyển nhượng đất có hiệu lực khi nào?
Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai doanh nghiệp
Căn cứ các quy định tại Điều 167, Điều 188 Luật Đất đai 2013; Điều 13 Nghị định 218/2013/NĐ-CP; Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010, Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hồ sơ chuyển nhượng đất giữa hai doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính);
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoặc quyết định thành lập tổ chức (sao y);
- Biên bản họp hội đồng thành viên (bản chính);
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo mẫu);
- Tờ khai lệ phí trước bạ;
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Tờ khai đăng ký thuế;
- Sơ đồ vị trí nhà đất.
Điều kiện chuyển nhượng đất là tài sản của doanh nghiệp
Trình tự chuyển nhượng đất đai giữa hai doanh nghiệp
Bước 1: Bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và công chứng, chứng thực hợp đồng này theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013.
Bước 2: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. (Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định.
Phòng Tài nguyên Môi trường thực hiện thủ tục sang tên. Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thời gian thực hiện thủ tục sang tên: 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (Điểm i Khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2017/NĐ).
>>> Xem thêm: Có được chuyển nhượng đất khi đang chấp hành hình phạt tù?
Lệ phí thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất đai giữa hai doanh nghiệp
Lệ phí thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất đai giữa hai doanh nghiệp
Phí công chứng
Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất (không có nhà ở) theo tiết a1 điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức thu phí công chứng được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
Lệ phí trước bạ
Căn cứ Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP lệ phí trước bạ được tính như sau:
- Trường hợp 1: Khi giá chuyển nhượng cao hơn giá nhà, đất của UBND cấp tỉnh quy định
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP trường hợp giá nhà, đất tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà cao hơn giá do UBND cấp tỉnh ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là giá tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà (thường áp dụng khi chuyển nhượng – mua bán).
- Trường hợp 2: Khi giá chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá nhà, đất của UBND cấp tỉnh quy định, khi tặng cho, thừa kế nhà đất. Mức nộp lệ phí với đất:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x Diện tích x Giá 01 m2 tại Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành
Trong đó:
- Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà là giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
- Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của pháp luật về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là giá bán thực tế ghi trên hóa đơn bán nhà theo quyết định của UBND cấp tỉnh.
- Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà mua theo phương thức đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá là giá trúng đấu giá thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng.
- Giá 01 m2 nhà là giá thực tế xây dựng “mới” 01 m2 sàn nhà của từng cấp nhà, hạng nhà do UBND cấp tỉnh ban hành.
- Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật.
Phí khác
Phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận,… những khoản phí và lệ phí này do HĐND cấp tỉnh quy định nên mỗi tỉnh, thành có mức thu khác nhau.
>>> Xem thêm:Thủ tục chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai doanh nghiệp”. Nếu có bất cứ vướng mắc, khó khăn về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI bạn vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Rất mong nhận được sự hợp tác!