Luật Dân sự

Tư vấn khởi kiện khi đối tác không thanh toán phí vận chuyển

Khởi kiện khi đối tác không thanh toán phí vận chuyển là một trong những phương thức được nhiều cá nhân/công ty cân nhắc khi gặp tình huống đối tác không trả chi phí vận chuyển. Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận ý chí giữa các bên tham gia, nhưng có nhiều trường hợp, tranh chấp phát sinh khi đối tác đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của mình, cụ thể là không thanh toán phí vận chuyển. Chúng tôi sẽ khái quát về thủ tục khởi kiện việc không thanh toán chi phí vận chuyển của phía công ty đối tác.

 Tư vấn khởi kiện khi đối tác không thanh toán phí vận chuyển

Quy định về thanh toán phí vận chuyển trong hợp đồng

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận và giao hàng hóa đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển, được quy định cụ thể tại Điều 536 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) và Điều 235, 236 Luật Thương mại 2005.

Điều 533 BLDS 2015 quy định cước phí trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa sẽ do các bên tự do thỏa thuận, trong trường hợp luật quy định một mức cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thời điểm thanh toán phí vận chuyển đầu tiên cũng do các bên tự thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thanh toán tiền vận chuyển, thì thời điểm thanh toán được xác định theo quy định của pháp luật. Cụ thể, bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển. Như vậy, thời điểm thanh toán cước phí phải được thực hiện trước khi bên vận chuyển chuyên chở hàng hóa.

Điều 239 Luật Thương mại 2005 quy định trong trường hợp bên thuê vận chuyển không thanh toán phí vận chuyển khi đã đến hạn thì bên vận chuyển có quyền cầm giữa một số lượng hàng hóa và các chứng từ có liên quan. Việc cầm giữ hàng hóa phải được thông báo bằng văn bản đến khách hàng. Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó và được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hóa để thanh toán các khoản nợ và chi phí có liên quan của bên thuê dịch vụ vận chuyển.

Trong trường hợp bên thuê vận chuyển chậm trả phí vận chuyển thì phải có nghĩa vụ như sau:

  • Điều 357 BLDS 2015 quy định trả lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất chậm trả được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất bằng 20%/năm của khoản tiền, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác, trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS tại thời điểm thanh toán
  • Ngoài ra, Điều 306 Luật Thương mại 2005 cũng quy định về lãi chậm thanh toán, cụ thể bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

Trình tự, thủ tục khởi kiện việc không thanh toán phí vận chuyển của đối tác

Trình tự, thủ tục khởi kiện việc không thanh toán phí vận chuyển của đối tácTrình tự, thủ tục khởi kiện việc không thanh toán phí vận chuyển của đối tác

Hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (Khoản 4, Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015):

  • Đơn khởi kiện: Mẫu số 23 – DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.
  • Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ, đính kèm theo đơn như: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa hoặc văn bản giao dịch có giá trị như hợp đồng vận chuyển; Tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như phiếu xuất kho, biên bản về công nợ tồn đọng, bản sao hóa đơn,…; Tài liệu, chứng cứ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự và người có liên quan như bản sao giấy đăng ký kinh doanh của cả hai, bản sao chứng minh nhân dân của người đại diện theo pháp luật, giấy phép kinh doanh,…

Thời hiệu khởi kiện

Theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Đối với trường hợp bên không phải là thương nhân yêu cầu áp dụng BLDS 2015 để giải quyết tranh chấp thì thời hiệu được thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Điều 429 BLDS 2015)

Chi phí khởi kiện

Chi phí khởi kiện được xác định dựa trên theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 và Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 30/12/2016.

Quy trình khởi kiện

Theo quy định Luật Trọng tài Thương mại 2010 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy trình khởi kiện được tiến hành như sau:

Đầu tiên, hai bên có thể tiến hành thương lượng với nhau. Nếu việc thương lượng không đạt được kết quả thì có thể sử dụng:

  • Hòa giải tại Trọng tài thương mại hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
  • Khởi kiện tại Trọng tài (nếu có thỏa thuận) hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ được tiến hành:

  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thẩm quyền chung; thẩm quyền theo vụ việc và thẩm quyền theo lãnh thổ.
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí
  • Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng cách nộp trực tiếp, bằng phương thức bưu chính hoặc hình thức điện tử qua cổng thông tin điện tử Tòa án.
  • Tòa án nhận và xử lý đơn.
  • Quá trình giải quyết vụ án được tiến hành theo thủ tục sơ thẩm theo quy định chung về tố tụng dân sự.

Luật sư tư vấn khởi kiện khi đối tác không thanh toán phí vận chuyển

Tư vấn thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thểLuật sư tư vấn khởi kiện khi đối tác không thanh toán phí vận chuyển

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng;
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Soạn thảo, thực hiện các công việc liên quan đến nội dung tranh chấp hợp đồng;
  • Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.

Trong phạm vi bài viết trên đã nêu ra một số vấn đề xoay quanh việc khởi kiện đối tác khi không thanh toán phí vận chuyển. Nếu có thắc mắc về nội dung trên hoặc có nhu cầu gặp luật sư trao đổi trực tiếp về các vấn đề pháp lý liên quan đến phạt vi phạm cam đoan và bảo đảm trong hợp đồng hãy liên hệ thông qua hotline 1900636387 để được luật sư tư vấn hợp đồng hỗ trợ kịp thời mọi giải đáp mọi vướng mắc pháp lý.

4.8 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 834 bài viết