Phí thuê Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở là khoản tiền mà khách hàng trả cho Luật sư để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở. Bằng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, Luật sư sẽ đưa ra những hướng xử lý hiệu quả để giải quyết vấn đề của bạn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn về vấn đề phí thuê Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở và các vấn đề liên quan.
Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở
Mục Lục
Các tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở hiện nay
Tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở là dạng tranh chấp phổ biến và có tính chất phức tạp trong lĩnh vực pháp luật dân sự. Các tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở điển hình hiện nay bao gồm nhưng không giới hạn ở:
- Tranh chấp xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở;
- Tranh chấp về thừa kế quyền sở hữu nhà ở;
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sở hữu nhà ở;
- Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sở hữu nhà ở (chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn,…).
Căn cứ vào tính chất và phân loại tranh chấp nhà ở để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: khoản 2, 3, 5 Điều 26; khoản 2 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc.
Phương thức giải quyết tranh nhà ở
Khi tranh chấp xảy ra, tùy vào tính chất và hoàn cảnh cụ thể hai bên có thể lựa chọn một trong những phương thức giải quyết tranh chấp sau:
Thương lượng
Thương lượng là phương án được ưu tiên hàng đầu cho việc giải quyết tranh chấp dân sự. Các bên có thể tự do bàn bạc, thỏa thuận, tìm ra cách giải quyết phù hợp nhất với khả năng và nhu cầu của hai bên. Phương thức này không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
Tuy nhiên, sự hiệu quả của phương thức thương lượng phụ thuộc chủ yếu vào sự thiện chí của các bên tranh chấp.
Hòa giải
Phương thức hòa giải cũng là sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp của các bên nhưng khác so với thương lượng ở chỗ: có sự tham gia, điều hành, định hướng của bên thứ ba giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng đi đến thống nhất giải quyết tranh chấp.
Hai bên có thể thỏa thuận chọn bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức luật sư hoặc tiến hành hòa giải ở cơ sở tại Uỷ ban nhân dân theo quy định Luật Hòa giải ở cơ sở 2013.
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp quyền sở hữu nhà ở tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở thông qua hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều 177 Luật Nhà ở 2014.
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải cơ sở
Khởi kiện vụ án dân sự
Khi tranh chấp quyền sở hữu nhà ở xảy ra các đương sự nộp đơn khởi kiện đến Tòa án cấp có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự như sau:
- Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
- Bước 2: Toà án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện
- Bước 3: Thụ lý đơn khởi kiện
- Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
- Bước 5: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
- Bước 6: Thẩm phán ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên về việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở.
- Bước 7: Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị
Thực hiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự để có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến tranh chấp dân sự.
Dịch vụ luật sư tham gia tố tụng vụ án dân sự
Tư vấn chuyên sâu
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp cho khách những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp:
- Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp;
- Đưa ra phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu nhất cho khách hàng;
- Tư vấn phương án hòa giải, khởi kiện có lợi nhất cho khách hàng;
- Tư vấn các quy định liên quan đến các trình tự, thủ tục bắt buộc để giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở;
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.
Soạn thảo đơn từ
Khi giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở theo pháp luật hiện hành, luật sư sẽ thực hiện việc soạn thảo hồ sơ liên quan để tiến hành theo thủ tục pháp luật quy định:
- Cung cấp các biểu mẫu đơn từ liên quan đến quá trình giải quyết vụ án;
- Soạn thảo đơn khởi kiện và đơn từ khác theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định pháp luật;
- Xem xét, đánh giá, sửa đổi bổ sung các đơn từ và các văn bản khác có liên quan.
Dịch vụ luật sư tham gia quá trình tố tụng
Công việc của luật sư ngoài việc tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp. Luật sư còn có thể tham gia giải quyết tranh chấp khi được khách hàng ủy quyền đại diện trực tiếp thực hiện yêu cầu của khách hàng hoặc luật sư tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng. Trực tiếp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Luật sư tham gia tố tụng
Phí dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở
Chi phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở hiện nay có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể áp dụng các phương thức tính phí khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến chi phí thuê luật sư:
- Mức độ phức tạp của vụ án: Nếu vụ án phức tạp, đòi hỏi quá trình nghiên cứu pháp lý mất nhiều thời gian hơn, chi phí có thể tăng lên;
- Phạm vi tham gia giải quyết: phạm vi công việc Luật sư thực hiện càng rộng thì phí dịch vụ càng cao;
- Thời gian giải quyết: Những vụ án kéo dài và đòi hỏi nỗ lực lớn, Luật sư đầu tư nhiều thời gian hơn có thể gây tăng chi phí.
- Kinh nghiệm về chuyên môn pháp lý: Luật sư có kinh nghiệm và chuyên sâu về tranh chấp quyền sở hữu nhà ở có thể tính chi phí cao hơn do chất lượng và độ chuyên nghiệp cao hơn.
- Phương thức tính phí: Có nhiều phương thức tính phí khác nhau, bao gồm phí theo giờ, phí cố định, hoặc phí tỷ lệ phần trăm theo giá trị của vụ án. Mỗi phương thức có thể ảnh hưởng đến chi phí dịch vụ.
Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư, cần trao đổi trước về chi phí cũng như các vấn đề có thể phát sinh để đi thống nhất chi phí cho dịch vụ thuê luật sư.
Phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp quyền sở hữu nhà ở là vấn đề mà nhiều bạn đọc quan tâm khi có nhu cầu được hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Tùy thuộc vào tính chất của sự việc mà có những hướng giải quyết và chi phí phù hợp. Nếu bạn đọc có thắc mắc về vấn đề này có thể liên hệ luật sư dân sự hoặc qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn trực tiếp.