Nhà đang trả góp có bán được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ việc mua nhà trả chậm, trả dần đang là xu hướng mà nhiều người ưa chuộng để vừa có nhà ở vừa không mất ngay một số tiền lớn. Nhưng trong một số trường hợp, nhiều người cần một số tiền nên có nhu cầu chuyển nhượng, cụ thể là bán căn hộ đang trả góp đi thì liệu pháp luật Việt Nam có cho phép thực hiện giao dịch không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý độc giả.
Nhà đang trả góp có bán được không?
Mục Lục
Quy định pháp luật về mua nhà trả góp
Theo Điều 125 Luật Nhà ở 2014, vấn đề mua nhà trả chậm, trả dần được quy định như sau:
- Việc mua bán nhà ở trả chậm, trả dần do các bên thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng mua bán nhà ở. Trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó. Trừ trường hợp nhà ở còn trong thời hạn bảo hành theo quy định của Luật này hoặc các bên có thỏa thuận khác.
- Bên mua nhà ở trả chậm, trả dần chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn nhà ở này với người khác sau khi đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trường hợp trong thời hạn trả chậm, trả dần mà bên mua nhà ở chết thì người thừa kế hợp pháp được thực hiện tiếp các quyền, nghĩa vụ của bên mua nhà ở và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sau khi người thừa kế đã trả đủ tiền mua nhà cho bên bán.
- Trường hợp bên mua nhà ở có nhu cầu trả lại nhà ở đã mua trong thời gian trả chậm, trả dần và được bên bán nhà ở đồng ý thì hai bên thỏa thuận phương thức trả lại nhà ở và việc thanh toán lại tiền mua nhà ở đó.
Có thể hiểu việc mua nhà trả góp là mua nhà nhưng người mua sẽ không đưa ra toàn bộ số tiền để mua mà có thể trả chậm, trả dần theo các đợt kỳ hạn định kỳ như theo từng tháng như 03 tháng, 06 tháng, 01 năm, 03 năm… dựa vào thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng.
Có được bán nhà đang trả góp không?
Có được bán nhà đang trả góp không?
Tại khoản 2 Điều 125 Luật Nhà ở 2014 nhấn mạnh rằng bên mua chỉ được phép thực hiện các giao dịch chuyển nhượng nhà ở như mua bán, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn với người khác khi đã thanh toán tất cả số tiền mua nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Từ đó, pháp luật yêu cầu bên mua nhà trả góp phải thanh toán đủ số tiền mua nhà thì người mua mới được phép bán lại cho người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
>>> Xem thêm: Nhà đang trả góp có được thừa kế
Giải quyết tranh chấp về việc bán nhà đang trả góp
Để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp khi mua nhà đang trả góp, người mua cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất tại bộ phận địa chính xã, phường hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai quan, huyện nơi có nhà đất để kiểm tra.
- Kiểm tra thông tin chủ sử dụng đất: Khi tiến hành giao dịch, người mua cần xem xét thông tin chủ sử dụng để biết ai là người có quyền định đoạt mảnh đất trên, có quyền tiến hành các giao dịch chuyển nhượng theo quy định Luật Đất đai 2013. Đồng thời, cần yêu cầu bên bán xuất trình giấy tờ tùy thân chứng minh có quyền sử dụng đất, văn bản ủy quyền hoặc đồng thuận của các thành viên trong hộ gia đình.
- Kiểm tra hiện trạng nhà đất và diện tích đất, tài sản gắn liền với đất: Bên mua cần đến đúng vị trí nhà đất, quan sát vị trí, cảnh quang xung quanh và nên tiếp xúc với hàng xóm, những người dân sinh sống xung quanh nhà đất ấy để có thể tìm hiểu thêm được nhiều thông tin cũng như kiểm tra diện tích, tài sản gắn liền với đất.
- Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất có tranh chấp hay không: người mua có thể yêu cầu người bán cung cấp toàn bộ thông tin pháp lý của nhà đất hoặc liên hệ bộ phận địa chính xã, phường; liên hệ với văn phòng công chứng trên địa bàn để xác minh.
Trong trường hợp đã xảy ra tranh chấp với người bán nhà đang trả góp thì đầu tiên hai bên có thể tự thương lượng, hòa giải với nhau. Nếu hòa giải không thành thì có thể xem xét giải quyết theo hướng khởi kiện tranh chấp nhà ở tại Tòa án.
Luật sư tư vấn về mua nhà trả góp
Luật sư tư vấn về mua nhà trả góp
- Tư vấn các giấy tờ cần thiết để thực hiện giao dịch;
- Tư vấn hình thức của hợp đồng, cách thức để xây dựng hợp đồng đúng theo quy định của pháp luật để tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu;
- Tư vấn, hỗ trợ, trực tiếp soạn thảo hợp đồng cho khách hàng.
- Tư vấn các nội dung cần có trong hợp đồng;
- Tư vấn phương thức thanh toán và thực hiện nghĩa vụ giao nhà đất;
- Tư vấn thời điểm thanh toán và bàn giao nhà đất;
- Tư vấn xây dựng các quy định về trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng;
- Tư vấn thỏa thuận điều khoản phạt, mức phạt phù hợp với quy định pháp luật khi vi phạm hợp đồng;
Bài viết đã cung cấp những quy định pháp luật liên quan đến mua nhà trả chậm, trả dần và trả lời câu hỏi nhà đang trả góp có được bán hay không. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với luật sư tư vấn luật tại Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.