Luật Dân sự

Người Vừa Câm Vừa Điếc Có Tự Mình Thực Hiện Giao Dịch Dân Sự Được Không?

Hiện nay, nhiều người cho rằng người vừa câm vừa điếc thì không đủ năng lực hành vi dân sự nên không thể tự mình thực hiện các giao dịch. Cụ thể, gần đây, vụ việc ngân hàng Vietcombank từ chối mở thẻ ATM cho 4 trường hợp câm điếc bẩm sinh đều trên 18 tuổi tại Hà Nội vì cho rằng họ không đủ năng lực hành vi dân sự. Vậy, người vừa câm vừa điếc có đủ năng lực hành vi dân sự không?

Người vừa câm vừa điếc có tự mình thực hiện các giao dịch được không?

Người vừa câm vừa điếc có tự mình thực hiện các giao dịch được không?

Giao dịch dân sự là gì? Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự?

Thứ nhất, căn cứ Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 thì Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương ở đây có thể là ủy quyền, lập di chúc, từ chối hưởng di sản,…

Thứ hai, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

  • Một, Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
  • Hai, Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Ba, Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Tư, Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Người vừa câm vừa điếc có năng lực hành vi dân sự không?

Thứ nhất, người vừa câm vừa điếc dưới chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Thứ hai, người vừa câm vừa điếc từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng

Thứ ba, người vừa câm vừa điếc từ đủ 18 tuổi trở lên tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

Năng lực hành vi dân sự của người vừa câm vừa điếc

Năng lực hành vi dân sự của người vừa câm vừa điếc

Người vừa câm, vừa điếc có phải trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hay người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi?

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 22, 24 Bộ luật dân sự 2015 thì  người vừa câm vừa điếc không rơi vào trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thứ hai, theo Điều 23 BLDS 2015 quy định Người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) do tình trạng thể chất như câm điếc, mù, khuyết tật chân tay mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Do đó, theo quy định của điều luật này thì chỉ khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người do tình trạng thể chất có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì mới cần người giám hộ. Theo Khoản 2 Điều 58 BLDS 2015 thì Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chỉ có quyền thực hiện các giao dịch dân sự theo quyết định của Tòa án. Những trường hợp khác mà Tòa án không quy định thì người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tự mình thực hiện.

Như vậy, người vừa câm vừa điếc nhưng có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi , tùy theo độ tuổi mà tự mình thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định pháp luật.

Hành vi của nhân viên ngân hàng Vietcombank là không đúng. Để bảo vệ quyền lợi cho những người bị câm điếc thì các tổ chức tín dụng cần lập ra một tổ riêng để thực hiện các giao dịch liên quan tới người khuyết tật.

Trên đây là những thông tin về vấn đề người vừa câm vừa điếc có tự mình thực hiện các giao dịch dân sự được không. Nếu các bạn còn thắc mắc hoặc có người thân, bạn bè rơi vào tình trạng trên thì hãy liên hệ tới chúng tôi  qua hotline 1900 63 63 87 để nhận được sự tư vấn từ phía luật sư.

4.56 (15 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 833 bài viết

11 thoughts on “Người Vừa Câm Vừa Điếc Có Tự Mình Thực Hiện Giao Dịch Dân Sự Được Không?

  1. Avatar
    Nguyễn Ngọc Thúy says:

    Xin hỏi Người vừa câm vừa điếc bẩm sinh, có người biết chữ, người không biết chữ (nhưng vẫn khỏe mạnh) có được ký hợp đồng chuyển nhượng đất ở, giấy ủy quyền, di chúc không ?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Ngọc Thúy, cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, cần xác định người vừa câm vừa điếc bẩm sinh đang ở độ tuổi nào. Xét các trường hợp:
      Thứ nhất, người vừa câm vừa điếc dưới chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

      Thứ hai, người vừa câm vừa điếc từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ. Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

      Thứ ba, Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng

      Thứ tư, người vừa câm vừa điếc từ đủ 18 tuổi trở lên tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

      Như vậy, nếu người bị câm điếc bẩm sinh đủ 18 tuổi trở lên và không bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, không bị Tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự, và không bị Tòa tuyên có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo các điều 22, 23, 24 BLDS 2015 thì vẫn được ký hợp đồng chuyển nhượng đất ở, giấy ủy quyền, di chúc.

      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, cần được tư vấn thêm thì hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.

        • Avatar
          Triệu Hiếu Khánh says:

          Chào bạn Minh Phụng,
          Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
          Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
          Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Điều 630 BLDS 2015 thì di chúc hợp pháp phải có những điều kiện sau đây:
          – Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
          – Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
          Cũng theo Điều luật trên, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc hạn chế về tinh thần phải được lập văn bản, có công chứng, chứng thực. Trường hợp người bị câm điếc được xác định là người bị hạn chế về thể chất, tinh thần.
          Như vậy, trong trường hợp của bạn, di chúc không hợp pháp, vi:
          – bị ép buộc: người thân trong gia đình bắt ký.
          – không được công chứng, chứng thực.
          Do đó, người lập di chúc có quyền khởi kiện. Việc khởi kiện được thực hiện thông qua người đại diện.
          Trên đây là tư vấn của chúng tôi đối với trường hợp của bạn, hãy liên hệ Hotine 0908 748 368 để được hỗ trợ.

          • Avatar
            Triệu Hiếu Khánh says:

            Chào bạn Nenh, đối với vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau
            Căn cứ quy định tại Điều 22 Bộ Luật dân sự 2015 để được công nhận là người mất năng lực hành vi dân sự thì phải đáp ứng các điều kiện:
            Thứ nhất, người đó bị bệnh tâm thân hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi
            thứ hai, có kết luận giám định pháp y tâm thần
            thứ ba, theo yêu cầu của người đó hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan tổ chức hữu quan đến Tòa án
            Khi đáp ứng các điều kiện trên thì Tòa án mới tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
            Có nghĩa là một người được xem là mất năng lực hành vi dân sự khi được Tòa án có thẩm quyền tuyên bố.
            Do đo việc một người bị điết tay không thể nói người đó mất năng lực hành vi dân sự được.
            Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ cho chúng tôi quan hotline 0908 748 368.
            Trân trọng cảm ơn.

          • Avatar
            BAO NHI says:

            Anh cho em hỏi là ông nội của em bị câm điếc bẩm sinh, hiện nay ông đã già yếu rôi, nên muốn chuyển nhượng nhà đất cho ba em. Vậy thì phải làm đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Về việc tuyên bố người bị mất năng lực hành vi dân sự) có đúng không ạ. Mong anh trả lời ư vấn sớm giúp em với ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

          • Avatar
            Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

            Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
            Trân trọng./.

  2. Avatar
    Khách says:

    Xin hỏi người vừa bị cấm điếc dụng tên trên bia đỏ những câu cuối cô ghi đại diện theo pháp luật cua người này là người mẹ cũng đừng tên trên bia đỏ , hỏi người này có ra công chứng để kỷ vào giấy cho đất được không hay cần thêm những giấy tờ gì nữa không?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào Khách,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
      Trong trường hợp người này có đủ năng lực hành vi dân sự, đứng tên trên sổ đỏ thì có quyền thực hiện giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất của mình.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay Hotline 0908 748 368 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *