Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài như thế nào? Không phải bất kỳ việc chuyển nhượng căn hộ của hai người nước ngoài tại Việt Nam đều được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Người nước ngoài được phép chuyển nhượng căn hộ phải đáp ứng được quy định pháp luật Việt Nam. Thế nên bài viết dưới đây, Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp các thắc mắc của Quý khách hàng về chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài như thế nào cho đúng pháp luật.
Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài như thế nào
Mục Lục
Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ ở Việt Nam?
Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
- Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo các quy định trên, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định và sở hữu theo hình thức đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam hoặc mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Cơ sở pháp lý: Điều 159 Luật Nhà ở 2014.
Quyền chuyển nhượng căn hộ của người nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại thì tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được:
- Mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở;
- Mua nhà ở, mua nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu.
Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
CSPL: Điểm b Khoản 4 Điều 7, Khoản 2 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.
Quyền chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài
Điều kiện chuyển nhượng căn hộ của người nước ngoài
- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
CSPL: Điều 160 Luật Nhà ở 2014.
Thủ tục chuyển nhượng sở hữu căn hộ
Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho/chuyển nhượng có công chứng, chứng thực.
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế phải được công chứng, chứng thực. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
Bước 2: Đăng ký thủ tục sang tên cho bên được tặng, nhận chuyển nhượng cho tại cơ quan đăng ký đất đai (nơi có nhà ở)
- Người mua/ nhận tặng cho nộp một bộ hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai.
- Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo đến người mua/ nhận tặng cho.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Trả kết quả
Sau khi người mua/ nhận tặng cho thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp thuế) theo quy định; Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận đã cấp theo quy định.
Thủ tục chuyển nhượng sở hữu căn hộ
Luật sư tư vấn thủ tục chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài
- Tư vấn về những quy định mới nhất về thủ tục chuyển nhượng dự án nhà ở thương mại.
- Hướng dẫn soạn thảo đơn, cung cấp hồ sơ và chuẩn bị giấy tờ đính kèm.
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về điều kiện chuyển nhượng.
- Thực hiện các thủ tục đề nghị chuyển nhượng nhà ở thương mại tại Uỷ ban nhân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
- Kiểm tra và cập nhật tình trạng xử lý yêu cầu chuyển nhượng nhà ở thương mại tại Uỷ ban nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Việc người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài phụ thuộc vào đối tượng và hình thức sở hữu, còn phải đáp ứng được các điều kiện chủ thể của người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Nếu quý bạn đọc còn có những thắc mắc, những câu hỏi xin liên hệ Luật sư Dân sự của chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.