Luật Dân sự

Con nuôi chưa đăng ký có được hưởng di sản thừa kế không?

Con nuôi chưa đăng ký có được hưởng di sản thừa kế là câu hỏi được nhiều người quan tâm, vì nhiều lý do khác nhau mà cha mẹ chưa đăng ký khi nhận con nuôi. Việc này ảnh hưởng đến quyền lợi, đặc biệt là vấn đề thừa kế của con nuôi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý độc giả các kiến thức pháp lý liên quan đến vấn đề này bao gồm quy định về thừa kế, phần di sản thừa kế các chủ thể được hưởng và thủ tục được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật.

Con nuôi chưa đăng ký có được hưởng di sản thừa kế?Con nuôi chưa đăng ký có được hưởng di sản thừa kế?

Quy định pháp luật về con nuôi

Đăng ký con nuôi

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Việc nhận con nuôi, điều kiện đối với người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi đều phải tuân theo quy định của pháp luật về con nuôi.

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng quy định về đăng ký việc nuôi con nuôi như sau:

Thứ nhất, khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

Thứ hai, trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

Thứ ba, Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Từ 2 quy định trên có thể thấy nhận nuôi con nuôi theo pháp luật là việc chủ thể (cá nhân hoặc cặp vợ chồng) thực hiện việc nhận nuôi con nuôi khi đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật thì được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của chủ thể nhận con nuôi tổ chức đăng ký.

Hệ quả pháp lý

Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả các việc nuôi con nuôi, trong đó khẳng định hệ quả pháp lý của việc nhận nuôi như sau:

Thứ nhất, kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

Thứ ba, dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

Thứ tư, trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

Như vậy, việc nuôi con nuôi sẽ đem đến hệ quả pháp lý là làm phát sinh quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, cấp dưỡng,… giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, đồng thời, tại khoản 4 Điều này cũng quy định, trừ khi có thỏa thuận khác nếu không thì kể từ khi con được nhận nuôi thì cha mẹ đẻ sẽ mất đi các quyền trên. Có thể thấy, từ khi nhận và được nhận nuôi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan sẽ thay đổi. Sự thay đổi này được pháp luật ghi nhận và được bảo đảm thực hiện.

Quy định pháp luật về quyền thừa kế di sản

Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo những quy định trên của Bộ luật Dân sự 2015, con nuôi có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi với tư cách là người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa cha mẹ nuôi với con nuôi chỉ phát sinh trên cơ sở quan hệ nhận nuôi con nuôi được thực hiện theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định mà không thể là quan hệ nhận nuôi con nuôi thực tế.

Quyen thua ke di sanQuyền thừa kế di san

>> Xem thêm: Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Con nuôi chưa đăng ký có được nhận di sản thừa kế?

Con nuôi chưa đăng ký sẽ không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế theo pháp luật vì chưa được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nên nội dung di chúc sẽ quyết định chủ thể được hưởng thừa kế, vì vậy con nuôi không đăng ký có thể sẽ được nhận thừa kế theo di chúc nếu trong di chúc của người mất có mong muốn để lại tài sản cho chủ thể này.

Vì vậy, con nuôi không đăng ký sẽ được hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi nếu trong di chúc của cha, mẹ nuôi có chỉ định con nuôi được hưởng thừa kế. Trường hợp nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc thuộc các trường hợp phải chia thừa kế theo pháp luật thì con nuôi sẽ không có quyền hưởng thừa kế.

Trình tự, thủ tục để được hưởng di sản thừa kế

Bước 1: Thực hiện thủ tục khai tử cho người mất theo quy định tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014

Bước 2: Thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo quy định (Điều 57 Luật Công chứng 2014) hoặc trực tiếp thực hiện chia tài sản theo nội dung di chúc nếu di chúc đã xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người.

Bước 3: Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản sẽ được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản (nếu không xác định được thì niêm yết tại nơi tạm trú cuối cùng) theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng.

Bước 5: Sau thời hạn niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì thực hiện theo văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý về chia di sản thừa kế

Chia di sản thừa kếChia di sản thừa kế

Để hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý về chia di sản thừa kế, luật sư thực hiện các công việc:

  • Tư vấn các quy định về thừa kế của con nuôi;
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục về chia thừa kế và khởi kiện vụ án về chia thừa kế
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc của Khách hàng;
  • Đại diện khách hàng làm việc với Tòa án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện theo ủy quyền và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự;
  • Các công việc liên quan khác.

Bài viết trên đã giúp người đọc hiểu hơn về các quy định pháp luật con nuôi, quyền thừa kế di sản cũng như trình tự thủ tục để được hưởng di sản thừa kế. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần Luật sư tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.63.63.87 để được Luật sư lắng nghe và tận tình giải đáp. Xin cảm ơn.

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết