
Luật sư tư vấn soạn thảo điều khoản trong hợp đồng
>>> Xem thêm: Nội dung điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tếMục Lục
- Xác định vị thế của khách hàng khi giao kết hợp đồng
- Xác định luật áp dụng giải quyết tranh chấp
- Xác định cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp
- Xác định ngôn ngữ của hợp đồng khi giải quyết tranh chấp
- Xác định bên chịu án phí và các chi phí tố tụng khác khi phát sinh tranh chấp
- Xác định nghĩa vụ của các bên khi phát sinh tranh chấp
- Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật
Xác định vị thế của khách hàng khi giao kết hợp đồng
Khi soạn thảo điều khoản tranh chấp trong hợp đồng nên xác định tư cách chủ thể cũng như vị thế của khách hàng và của đối tác khi giao kết hợp đồng làm cơ sở để xác định cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết sao cho thuận tiện nhất, cơ động nhất cho khách hàng. Cụ thể như sau:- Thứ nhất: Xác định vị trí địa lý của khách hàng và của đối tác
- Thứ hai: Xác định khách hàng hay đối tác có yếu tố nước ngoài hay không?
Xác định luật áp dụng giải quyết tranh chấp
Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên vì vậy nguyên tắc tự do hợp đồng luôn được đề cao và tôn trọng, Vì vậy khoản 1 Điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015 cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận chọn luật áp dụng đối với hợp đồng: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.” Tuy nhiên, để đạt được sự thống nhất trong việc dụng luật để giải quyết tranh chấp cần căn cứ theo quốc tịch và vị trí địa lý của khách hàng để lựa chọn luật áp dụng. Ngoài ra, các thông lệ quốc tế như PICC, Incoterm, Undroit… cũng cần phải cân nhắc khi lựa chọn áp dụng. Tuy nó là thông lệ nhưng hầu hết các nước hiện nay căn cứ để giải quyết tranh chấp trong tình huống không có luật áp dụng.Xác định cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp
Nên ưu tiên cơ quan tài phán và khách hàng cùng quốc tịch, cùng vị trí địa lý và đảm bảo tính cơ động, thuận tiện, tiết kiệm chi phí như đã phân tích như trên. Ngoài ra, luật áp dụng và cơ quan tài phán cần có sự thống nhất với nhau. Khác với hợp đồng trong nước, việc xác định cơ quan tài phán nước nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ thống pháp luật nước nào được dùng để điều chỉnh hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài không phải là chuyện dễ dàng. Chẳng hạn như: không thể lựa chọn luật Trung Quốc nhưng cơ quan tài phán lại là Tòa án Việt Nam được. Ngoài ra cần có những lưu ý ngoại lệ mà Luật sư soạn thảo cần biết. Ví dụ như án lệ 42 về hợp đồng mẫu liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng. >>> Xem thêm: Những lưu ý khi các bên thỏa thuận lựa chọn PICC làm luật áp dụng trong hợp đồngXác định ngôn ngữ của hợp đồng khi giải quyết tranh chấp
Hợp đồng có thể được soạn thảo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhưng khi phát sinh tranh chấp thì áp dụng ngôn ngữ nào ? Điều này rất quan trọng. Vì ngôn ngữ không chỉ bao hàm về văn hóa, cách tiếp cận và hiểu hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, Mỗi ngôn ngữ khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau giữa các nước, điều đó dẫn đến sự không tương đồng, mâu thuẫn trong cách hiểu hợp đồng hay còn được hiểu là khoảng cách địa lý (Culture gap). Do vậy, nếu không hiểu về văn hóa trong ngôn ngữ của đối tác thì cần thận trọng khi xác định, lựa chọn ngôn ngữ áp dụng trong hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra.Xác định bên chịu án phí và các chi phí tố tụng khác khi phát sinh tranh chấp
Các bên trong hợp đồng thỏa thuận về việc xác định bên chịu án phí và các chi phí tố tụng khác khi phát sinh tranh chấp theo các quy định của nhà nước về án phí và lệ phí được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 về án phí, lệ phí tòa án lần lượt tại: Điều 9 về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án; Điều 26.về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm; Khoản 2 điều 27 về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể. Như vậy, khi nộp đơn khởi kiện thì nguyên đơn sẽ phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, sau khi giải quyết xong tranh chấp, căn cứ vào quyết định của Tòa án để xác định nghĩa vụ nộp tiền án phí của đương sự theo quy định nêu trên.Xác định nghĩa vụ của các bên khi phát sinh tranh chấp

Nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp
>>> Xem thêm: Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại Pháp luật có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho các bên. Thực tế, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác trong điều khoản giải quyết tranh chấp phù hợp với giao dịch của mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại của các bên.Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Cách hình thức tư vấn Khách hàng
Chuyên tư vấn luật nhận hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật trực tuyến qua các hình thức như sau:- EMAIL: chuyentuvanluat@gmail.com
- Hotline: 1900.63.63.87
- ZALO:Công Ty Luật Long Phan
- FACEBOOK: Chuyên Tư Vấn Pháp Luật
- Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM
- Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM