Luật Hợp Đồng

Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng

Điều khoản giải quyết tranh chấp là một điều khoản mà các bên thường ít để ý khi soạn thảo hợp đồng do đó dẫn đến các vấn đề bất cập cho các bên khi áp dụng giải quyết tranh chấp. Vậy các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng là gì? Bài viết sau đây Luật sư hợp đồng của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan. Luật sư tư vấn soạn thảo điều khoản trong hợp đồng

Luật sư tư vấn soạn thảo điều khoản trong hợp đồng

>>> Xem thêm: Nội dung điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế

Xác định vị thế của khách hàng khi giao kết hợp đồng

Khi soạn thảo điều khoản tranh chấp trong hợp đồng nên xác định tư cách chủ thể cũng như vị thế của khách hàng và của đối tác khi giao kết hợp đồng làm cơ sở để xác định cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết sao cho thuận tiện nhất, cơ động nhất cho khách hàng. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất:  Xác định vị trí địa lý của khách hàng và của đối tác

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các toà án cùng cấp với nhau, về nguyên tắc, việc phân định thẩm quyền phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án được nhanh chóng, đúng hạn. Ngoài ra, các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với ưu điểm là sự chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, tính bảo mật cao,…

  • Thứ hai: Xác định khách hàng hay đối tác có yếu tố nước ngoài hay không?

Việc xác định một trong các bên có yếu tố nước ngoài hay không cũng là một thao tác cần thiết. Theo pháp luật Tố tụng Dân sự, yếu tố nước ngoài cũng là căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án (Chương XXXVIII Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 ). Ngoài ra, yếu tố nước ngoài có thể đặt ra vấn đề là đối tác sẽ yêu cầu luật áp dụng là của nước ngoài.

Xác định luật áp dụng giải quyết tranh chấp

Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên vì vậy nguyên tắc tự do trong hợp đồng luôn được đề cao và tôn trọng, theo Khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận chọn luật áp dụng đối với hợp đồng: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.” Tuy nhiên, để đạt được sự thống nhất trong việc dụng luật để giải quyết tranh chấp cần căn cứ theo quốc tịch và vị trí địa lý của khách hàng để lựa chọn luật áp dụng. Ngoài ra, các thông lệ quốc tế như PICC, Incoterm, Undroit… cũng cần phải cân nhắc khi lựa chọn áp dụng. Tuy nó là thông lệ nhưng hầu hết các nước hiện nay sử dụng làm căn cứ để giải quyết tranh chấp đều trong tình huống không có luật áp dụng.

Xác định cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp

Việc xác định cơ quan nào giải quyết tranh chấp là điều cần thiết. Nên ưu tiên cơ quan tài phán và khách hàng cùng quốc tịch, cùng vị trí địa lý và đảm bảo tính cơ động, thuận tiện, tiết kiệm chi phí như đã phân tích như trên. Ngoài ra, luật áp dụng và cơ quan tài phán cần có sự thống nhất với nhau. Khác với hợp đồng trong nước, việc xác định cơ quan tài phán nước nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và hệ thống pháp luật nước nào được dùng để điều chỉnh hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài không phải là chuyện dễ dàng. Chẳng hạn như: không thể lựa chọn luật Trung Quốc mà cơ quan tài phán lại là Tòa án Việt Nam được. 

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi các bên thỏa thuận lựa chọn PICC làm luật áp dụng trong hợp đồng

Xác định ngôn ngữ của hợp đồng khi giải quyết tranh chấp

Hợp đồng có thể được soạn thảo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nhưng khi phát sinh tranh chấp thì áp dụng ngôn ngữ nào? Điều này rất quan trọng. Vì ngôn ngữ không chỉ bao hàm về văn hóa, cách tiếp cận và cách hiểu hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Mỗi ngôn ngữ khác nhau sẽ có cách hiểu khác nhau giữa các nước, điều đó dẫn đến sự không tương đồng, mâu thuẫn trong cách hiểu hợp đồng hay còn được hiểu là khoảng cách địa lý (Culture gap). Do vậy, nếu không hiểu về văn hóa trong ngôn ngữ của đối tác thì cần thận trọng khi xác định, lựa chọn ngôn ngữ áp dụng trong hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra.

Xác định bên chịu án phí và các chi phí tố tụng khác khi phát sinh tranh chấp

Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận về việc xác định bên nào chịu án phí và các chi phí tố tụng khác khi phát sinh tranh chấp hoặc theo các quy định của nhà nước về án phí và lệ phí được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án: Điều 9 về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án; Điều 26 về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm; Khoản 2 Điều 27 về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong một số loại việc cụ thể. Như vậy, khi nộp đơn khởi kiện thì nguyên đơn sẽ phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, sau khi giải quyết xong tranh chấp, căn cứ vào quyết định của Tòa án để xác định nghĩa vụ nộp tiền án phí của đương sự theo quy định nêu trên.

Xác định nghĩa vụ của các bên khi phát sinh tranh chấp

Nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp

Nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp

Pháp luật có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho các bên. Thực tế, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác trong điều khoản giải quyết tranh chấp phù hợp với giao dịch của mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời giảm thiểu tối đa thiệt hại của các bên.

>> Xem thêm: Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại

Thông tin liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Cách hình thức tư vấn Khách hàng

Các hình thức tư vấn Khách hàng

Chuyên tư vấn luật nhận hỗ trợ, hướng dẫn trợ giúp pháp luật trực tiếp hoặc trực tuyến qua các hình thức như sau:

  • EMAIL: chuyentuvanluat@gmail.com
  • Hotline: 1900.63.63.87
  • ZALO:Công Ty Luật Long Phan
  • FACEBOOK: Chuyên Tư Vấn Pháp Luật
  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, quận 3, TP.HCM.
  • Chi nhánh Hà Nội: Tầng 23 Tòa nhà TASCO, lô HH2-2, Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Chi nhánh Cần Thơ: 207 Nguyễn Tri Phương, Khu vực 1, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
  • Văn Phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, HCM.

Trên đây là một số tư vấn sơ lược về Các lưu ý khi soạn thảo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực hợp đồng dân sự quý khách có thể truy cập Luật sư hợp đồng để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết