Luật Dân sự

Có được thế chấp chung cư khi chưa có sổ hồng không

Có được thế chấp chung cư khi chưa có sổ hồng không là vấn đề mà nhiều người đặt ra khi muốn vay thế chấp từ ngân hàng bằng chung cư. Trên thực tế, việc có được thế chấp chung cư khi chưa có sổ hồng không thì phải dựa vào những quy định cụ thể trong pháp luật. Sau đây là những nội dung cơ bản mà Chuyên tư vấn luật cung cấp về vấn đề trên. 

Thế chấp chung cư

Thế chấp chung cư

Thế chấp là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 thì thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dân sự.

Ngoài ra, thế chấp theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu là:

  • Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
  • Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

>>>Xem thêm: Nhà đất đang thế chấp ngân hàng nhưng bị Nhà nước thu hồi

Chung cư chưa có sổ hồng có được thế chấp không

Chung cư chưa có sổ hồngr

Chung cư chưa có sổ hồng

Hiện nay, theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014, cá nhân, tổ chức được giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận nếu thuộc các trường hợp sau đây:

  • Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
  • Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
  • Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
  • Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
  • Nhận thừa kế nhà ở;
  • Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Do đó, chung cư chưa có sổ hồng vẫn có thể vay thế chấp nếu nó là chung cư hình thành trong tương lai.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai kể cả chung cư chưa có sổ hồng thì phải có các giấy tờ, bao gồm:

  • Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trường hợp chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án thì ngoài điều kiện trên, nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng và không nằm trong phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định trên.
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở hình thành trong tương lại trên thửa đất ở hợp pháp của mình thì phải có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.
  • Trường hợp người thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mua nhà ở của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư, có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở: có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán và không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này.

CSPL: Khoản 1 Điều 148 Luật Nhà ở 2014.

Trình tự, thủ tục thế chấp chung cư chưa có sổ hồng

Hồ sơ thế chấp

  • Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp quy định của pháp luật về nhà ở (bản gốc);
  • Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở đối với trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);
  • Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);
  • Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Các giấy tờ khác (nếu có).

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN ban hành ngày 09/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai.

Thủ tục thế chấp

Các bước vay thế chấp chung cư chưa có sổ hồng cũng giống như vay thế chấp thông thường, quy trình như sau:

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Người nộp hồ sơ nhận lại phiếu hẹn trả kết quả. Người nộp hồ sơ nhận lại phiếu hẹn trả kết quả.
  2. Bước 2: Bộ phận tiếp nhận kiểm tra và giải quyết hồ sơ của bên có nhu cầu thế chấp.
  3. Bước 3: Nhận kết quả và tiến hành thực hiện thủ tục thế chấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 14, Điều 20 Thông tư 07/2019/TT-BTP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tư pháp hướng dẫn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

>>>Xem thêm: Nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê?

 Luật sư tư vấn về thủ tục thế chấp chung cư chưa có sổ hồng

Luật sư tư vấn

Luật sư tư vấn

  • Luật sư hỗ trợ thủ tục thế chấp chung cư chưa có sổ hồng;
  • Luật sư tư vấn thế chấp chung cư chưa có sổ hồng;
  • Các vấn đề có liên quan khác.

Trong một số trường hợp, chung cư vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận vẫn được thế chấp. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này phải đáp ứng đủ điều kiện pháp luật quy định. Trên đây là những nội dung cơ bản về vấn đề có được thế chấp chung cư khi chưa có sổ hồng không. Nếu Quý khách hàng có vấn đề gì cần làm rõ hơn về vấn đề trên hay cần tư vấn chi tiết hơn thì vui lòng liên hệ với Luật sư của Chuyên tư vấn luật qua số điện thoại 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh nhất.

4.8 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 756 bài viết