Luật Đất Đai

Xử lý hành vi lấn chiếm đất của nhà nước như thế nào ?

Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại. Vậy việc xử lý lấn chiếm đất Nhà Nước được quy định như thế nào? Hãy cùng Chuyên Tư Vấn Luật
 tìm hiểu bài viết dưới đây:

Quy định về xử lý hành vi lấn chiếm đất của nhà nước
Quy định về xử lý hành vi lấn chiếm đất của nhà nước

Các hình thức xử lý hành vi lấn chiếm đất đai Nhà nước

Khi người vi phạm bị tố cáo hoặc do cơ quan Nhà nước (thông thường là bộ phận thanh tra thuộc UBND) phát hiện, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi lấn chiếm đất của Nhà Nước (xây dựng công trình, phá hoại đất đai,…) theo Luật đất đai và các văn bản quy phạm có hiệu lực vào thời điểm đó mà có thể xử phạt hành chính hoặc áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung. Cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tại Điều 4 Nghị định 102/2014/NĐ-CP có đề cập như sau:

Thứ nhất, các hình thức XỬ PHẠT chính bao gồm:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền.

Thứ hai, hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hành vi vi phạm thì được áp dụng xử lý như đối với cá nhân; cơ sở tôn giáo có hành vi vi phạm thì được áp dụng xử lý như đối với tổ chức.

Mức tiền phạt để xử lý hành vi này là bao nhiêu ?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, mức phạt tiền để xử lý hành vi lấn chiếm đất công được như sau:

Tùy vào hành vi lấn chiếm loại đất mà mức xử phạt sẽ khác nhau
Tùy vào hành vi lấn chiếm loại đất mà mức xử phạt sẽ khác nhau

Mức thứ nhất, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

Mức thứ hai, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

Mức thứ ba, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

Ngoài ra, về hậu quả, để giải quyết lấn chiếm đất công, cơ quan có thẩm quyền còn có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như sau:

Một là, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP;

Hai là, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Trình tự xử lý lấn chiếm đất Nhà Nước

Xử phạt nhưng không lập biên bản

Tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định, trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ mà không cần lập biên bản.

Theo quy định tại Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thì trình tự xử lý lấn chiếm đất công không lập biên bản sẽ được thực hiện như sau:

  • Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
  • Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử.

Xử phạt có lập biên bản

Theo Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 liên quan đến vấn đề xử phạt không lập biên bản kể trên.

Trình tự xử phạt sẽ được thực hiện như sau:

Thứ nhất, xem xét hồ sơ vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt

  • Theo Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể xem xét lại toàn bộ hồ sơ vi phạm hành chính nhưng phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
  • Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
  • Quá thời hạn quy định kể trên, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Thứ hai, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Sau khi xem xét hồ sơ và người có thẩm quyền quyết định sẽ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì việc ban hành phải tuân thủ theo Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 khi xuất hiện một số trường hợp như sau:

  • Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
  • Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
  • Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thểTrường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

Thứ ba, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

Theo Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.

Nếu không chấp hành việc xử phạt thì sẽ như thế nào ?

Theo Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định rằng:

  • Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Nếu quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
  • Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính.

Người bị xử phạt có quyền khiếu nại Quyết định xử phạt theo pháp luật Khiếu nại 2011.

Trên đây là nội dung tư vấn tranh chấp đất đai liên quan đến vấn đề xử lý hành vi lấn chiếm đất của Nhà Nước. Hành lang pháp lý điều chỉnh quan hệ xã hội là rất phức tạp. Vì vậy, nếu cá nhân, tổ chức nếu gặp khó khăn trong quá trình làm việc với cơ quan Nhà nước khi bị xử lý hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai có thể liên hệ với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.

4.6 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết

8 thoughts on “Xử lý hành vi lấn chiếm đất của nhà nước như thế nào ?

  1. Avatar
    Bùi Thị Cẩm Bình says:

    Tôi tên Bùi Thị cẩm Bình hiện đang công tác tại UBND xã Hòa Hiệp, huyện tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cho tôi xin hỏi thêm vấn đề như sau, có một cá nhân trồng tầm vong trong lâm phần vườn quốc gia lò gò xa mát thuộc địa phận của xã, sau khi lập biên bản kiểm tra và biên bản vận động thì hạt kiểm lâm của vườn quốc gia có gửi toàn bộ hồ sơ cho UBND xã đề nghị UBND xã xử lý theo pháp luật. Xin cho tôi hỏi là UBND xã có thẩm quyền xử lý hay không, vì đây là đất của tổ chức, Tôi xin cảm ơn.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Bùi Thị Cẩm Bình,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:
      “1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai…”
      Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn đất và chiếm đất được định nghĩa như sau:
      “1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
      2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
      Theo như thông tin của bạn cung cấp, phần diện tích đất mà cá nhân trồng tầm vong thuộc đất của tổ chức. Tuy phần đất này thuộc đất của tổ chức nhưng vẫn nằm trong sự quản lý của nhà nước. Do đó, có thể xem đây là hành vi vi phạm pháp luật về lấn, chiếm đất công.
      Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
      “1. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
      a) Phạt cảnh cáo;
      b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
      c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
      d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
      Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”
      Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành chính với các hình thức xử phạt được quy định tại Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP. Nếu mức phạt lớn hơn mức CT UBND xã có thẩm quyền xử phạt thì phải chuyển phải chuyển lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn để xử lý.
      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ 1900 63 63 87 để được tư vấn nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn!!!

  2. Avatar
    Đoàn Minh Tuấn says:

    Tôi tên Đoàn Minh Tuấn hiện đang công tác tại UBND xã Nhơn Bình, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, tôi xin hỏi vấn đề như sau:
    Hiện tại trên địa bàn xã của tôi có một hộ gia đình A tự ý rào đường đê công cộng không cho người dân đi lại với lý do gia đình này cho là phần đê nằm trên đất của gia đình nên họ có quyền rào đường. UBND xã kết hợp với các ngành đoàn thể xã nhiều lần đến gia đình A vận động, yêu cầu gia đình A mở các rào cảng mở đường cho người dân giao thông đi lại nhưng gia đình A vẫn kiên quyết không mở đường. Vậy, cho hỏi UBND xã cần xử lý vụ việc này ra sao? UBND xã có xử phạt hành chính hộ gia đình A về lấn chiếm đất công được không, xin nói rõ thêm là phần đê nêu trên thể hiện trên bản đồ địa chính là đường đê công cộng không thuộc quyền sử dụng đất của gia đình A.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Đoàn Minh Tuấn,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn thì chúng tôi trả lời như sau:
      Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 NĐ 102/2014/NĐ-CP thì:
      Điều 31. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
      1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
      a) Phạt cảnh cáo;
      b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
      c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
      d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
      Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
      1, 2 và 3 Điều này.
      Cũng theo quy định tại Điều 10 NĐ 102/2014/NĐ-CP:
      Điều 10. Lấn, chiếm đất
      1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
      2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
      3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
      4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.
      5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
      a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
      b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
      Như vậy, do bạn không nói rõ là loại đất mà người vi phạm đang lấn chiếm là đất gì? Hơn nữa chúng tôi cũng chưa xác định được các hành vi vi phạm cụ thể trong trường hợp trên nên chúng tôi chưa có căn cứ trả lời bạn. Bạn có thể tham khảo Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
      Trân trọng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Nếu có vướng mắc pháp lý trong cuộc sống thì hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 1900 63 63 87.

  3. Avatar
    Trang says:

    Xin chào .hiện tại gia đình em lúc trước có xin đổi đất với 1 người chú ruột để nhận 1 đoạn lưu thông ra lộ .sau khi đã đổi đất xong ,chú em có hành vi xây rào lấn vào đất nhà em để bán cho 1 người cô ruột trong gd nhưng k hề có ý kiến của gd em.trong khi giấy tờ quyền sử dụng đất là của cha mẹ em đứng tên .. hiện tại cô và chú em đang cố tình chửi bới .và xâm nhập vào nhà em để la hét chửi mắng ..mong luật sư tư vấn giúp em ạ .em xin cảm ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Trang,
      Trường hợp này bạn nên gửi đơn đến UBND xã nơi bạn đang cư trú để yêu cầu hòa giải. Xã sẽ tổ chức hòa giải, nếu hòa giải không thành thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án cấp huyện hoặc UBND cấp huyện để yêu cầu giải quyết.
      Trân trọng!

  4. Avatar
    Quyền says:

    Tôi ở tphcm, xin hỏi cá nhân lấn chiếm đất của tổ chức do nhà nước giao quản lý nhưng để dân lấn chiếm xây dựng công trình như vậy xử lý như thế nào, thời hiệu xử phạt ra sao, trách nhiệm của cấp chính quyền hay của tổ chức được giao quản lý, trân trọng cám ơn.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Quyền,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, bạn hãy gọi trực tiếp đến hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.
      Trân trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *