Thủ tục chấm dứt hợp đồng xây dựng được thực hiện nhằm kết thúc việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng xây dựng có thể được chấm dứt vì nhiều nguyên nhân khác nhau có thể phát sinh từ sự thỏa thuận hoặc vi phạm của một trong các bên. Để chấm dứt hợp đồng xây dựng đúng quy định cần xem xét các điều kiện chấm dứt hợp đồng và công việc cần thực hiện trước và sau khi chấm dứt hợp đồng.
Mục Lục
Điều kiện chấm dứt hợp đồng xây dựng
Trên tinh thần Bộ luật Dân sự 2015 và quy định tại Điều 41 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP thì chấm dứt hợp đồng xây dựng được thực hiện với điều kiện như sau:
- Các tình huống được chấm dứt hợp đồng, quyền được chấm dứt hợp đồng; trình tự thủ tục chấm dứt, mức đền bù thiệt hại do chấm dứt hợp đồng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và phải phù hợp quy định pháp luật;
- Trường hợp đã tạm dừng thực hiện hợp đồng mà bên vi phạm hợp đồng không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày bắt đầu tạm dừng theo thông báo, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và không có lý do chính đáng thì bên tạm dừng có quyền chấm dứt hợp đồng;
- Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi tám (28) ngày, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và trong đó phải nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải bồi thường thiệt hại
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP thì mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau:
Thứ nhất, đối với bên giao thầu thì có quyền chấm dứt hợp đồng khi:
-
Bên nhận thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu.
-
Bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc năm mươi sáu (56) ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu.
Thứ hai, đối với bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng khi:
- Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu.
- Sau năm mươi sáu (56) ngày liên tục công việc bị dừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, khi các bên thuộc trường hợp trên thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại.
Thủ tục chấm dứt hợp đồng xây dựng
Quy trình
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 42 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì mỗi bên có thể chấm dứt hợp đồng xây dựng theo quy trình như sau:
- Một bên khi chấm dứt hợp đồng xây dựng thông báo bằng văn bản cho bên còn trước một khoảng thời gian nhất định đã thỏa thuận trong hợp đồng, tối thiểu là 28 ngày, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt.
- Hợp đồng xây dựng không còn hiệu lực kể từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn tất thủ tục thanh lý trong khoảng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng, tối đa là 56 ngày, kể từ ngày thông báo chấm dứt.
- Ngoài thời hạn này nếu một bên không làm thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia được toàn quyền quyết định việc thanh lý.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng xây dựng bị chấm dứt, bên nhận thầu phải di chuyển toàn bộ vật tư, nhân lực, máy móc, thiết bị và tài sản khác thuộc sở hữu của mình ra khỏi công trường.
- Hết thời hạn này mà bên nhận thầu chưa thực hiện việc di chuyển thì bên giao thầu có quyền xử lý đối với các tài sản đó.
- Trường hợp đã tạm dừng thực hiện hợp đồng xây mà bên vi phạm không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian 56 ngày, kể từ ngày bắt đầu tạm dừng theo thông báo và không có lý do chính đáng thì bên tạm dừng có quyền chấm dứt hợp đồng.
Thanh lý hợp đồng
Căn cứ quy định tại Điều 23 Nghị định 37/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP thì việc thanh lý hợp đồng được thực hiện theo quy định khoản 3, 4 Điều 147 Luật xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp như sau:
- Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;
- Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.
Thời gian thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Nếu hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
Thời gian thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định.
Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
>> Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng
Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng
Luật sư tư vấn chấm dứt hợp đồng xây dựng
Đội ngũ nhân sự tại Chuyên tư vấn luật sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng và hợp đồng như sau:
- Tư vấn quy định hợp đồng xây dựng;
- Tư vấn quy trình chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Tư vấn thủ tục thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp khi thực hiện, chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Tham gia thương lượng, hòa giải giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án, tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi đương sự;
Bản chất hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng dân sự. Về cơ bản các nội dung trong hợp đồng xây dựng cũng được giao kết như hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xây dựng pháp luật đã quy định riêng cho loại hợp đồng xây dựng về cách thức chấm dứt hợp đồng.Khách hàng hãy liên hệ Luật sư tư vấn hợp đồng qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp.
>>>> Bài viết liên quan lĩnh vực xây dựng có thể bạn quan tâm