Luật Xây Dựng

Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng mới nhất

Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng mới nhất được thực hiện theo mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Mẫu đơn được sử dụng khi có sự điều chỉnh các nội dung trong Giấy phép xây dựng đã được cấp trước đây. Để Quý khách hàng hiểu rõ hơn về cách viết mẫu đơn, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp bài viết sau đây.

Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng mới nhất?

Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng mới nhất?

Trường hợp nào cần điều chỉnh Giấy phép xây dựng?

Theo khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) có quy định những trường hợp cần điều chỉnh Giấy phép xây dựng khi quá trình xây dựng có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung sau:

  • Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
  • Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
  • Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Các trường hợp điều chỉnh giấy phép xây dựng

Các trường hợp điều chỉnh giấy phép xây dựng

Như vậy, nếu trong quá trình thi công dự án mà có sự điều chỉnh tương ứng theo các quy định pháp luật trên thì chủ đầu tư cần phải tiến hành việc đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng.

Mẫu đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng

Tải mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng

Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng là một thành phần trong Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Xây dựng 2014. Theo đó mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng được thực hiện theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Hướng dẫn viết đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng

Khi đã có mẫu đơn, chúng ta cần điền những thông tin như sau:

  • Mục về thông tin chủ đầu tư: Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư hoặc người đại diện (nếu có).
  • Mục về địa điểm xây dựng: Căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ hợp pháp khác về quyền sử dụng đất để ghi các thông tin về số lô đất, diện tích và địa chỉ xây dựng công trình.
  • Mục về giấy phép xây dựng đã được cấp: Dựa vào nội dung giấy phép xây dựng đa được cấp để ghi các thông tin về số ngày cơ quan cấp và nội dung giấy phép.
  • Mục về nội dung điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp: Cần ghi cụ thể các hạng mục muốn điều chỉnh so với Giấy phép xây dựng ban đầu như thay đổi diện tích xây dựng từ bao nhiêu mét vuông lên / xuống bao nhiêu mét vuông, hay xây thêm / bớt đi bao nhiêu tầng…
  • Mục về dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế điều chỉnh/gia hạn: Ghi rõ số tháng mà chủ đầu tư có thể hoàn thành công trình, dự án khi xin phép điều chỉnh.
  • Phần các tài liệu kèm theo Đơn: Ghi tên những tài liệu sẽ nộp đính kèm theo đơn cụ thể ở phần Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng phía dưới của bài viết này.

Trình tự thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng

Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, gồm:

  • Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục II Nghị định này;
  • Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
  • 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 hoặc Điều 47 Nghị định này;
  • Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường

Như vậy, khi nộp đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng, chúng ta cần phải nộp kèm theo đơn này là các tài liệu trên.

Thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng

Căn cứ Điều 103 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định cụ thể như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân dấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

Thẩm quyền điều chỉnh giấy phép

Thẩm quyền điều chỉnh giấy phép

Trình tự thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng

Theo quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) và Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì quy trình điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:

Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

  • Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
  • Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.

Bước 5: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. Thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

>>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn

Luật sư tư vấn điều chỉnh giấy phép xây dựng

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ để thực hiện việc điều chỉnh Giấy phép xây dựng;
  • Soạn đơn từ, biểu mẫu cho khách hàng;
  • Nhận ủy quyền cho khách hàng làm việc với cơ quan chức năng;
  • Theo dõi hồ sơ và báo cáo tiến trình giải quyết hồ sơ đến khách hàng;
  • Thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong quá trình giải quyết hồ sơ;
  • Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực đầu tư và xây dựng.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện quyết định thu hồi giấy phép xây dựng

Như vậy, sẽ có những trường hợp luật định chủ đầu tư phải làm đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng. Trình tự thực hiện được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự. Nếu Quý khách hàng gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo đơn hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý về thủ tục xây dựng, xin liên hệ với Chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật xây dựng và được hỗ trợ kịp thời.

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết