Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như thương lượng, hòa giải, Tòa án hay trọng tài thương mại. Điều này giúp cho việc giải quyết tranh chấp được linh hoạt và thuận tiện cho các bên giao kết hợp đồng. Các phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán sẽ được bài viết dưới đây làm rõ, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán
Mục Lục
Căn cứ để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, trong đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thông thường, tranh chấp hợp đồng mua bán sẽ do những nguyên nhân sau:
- Tranh chấp hợp đồng mua bán do chủ thể ký kết hợp đồng không có thẩm quyền. Tùy từng trường hợp mà rủi ro có thể xảy ra là hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn phần.
- Phát sinh do các bên giao hàng hay nhận hàng chậm không đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tranh chấp do bên bán giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã, số lượng, chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng.
- Tranh chấp do bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Điều này xảy ra sau khi bên mua đã nhận được hàng hóa theo như đã thỏa thuận, tuy nhiên bên bán lại không trả đủ số tiền hoặc không đúng thời hạn dẫn đến hậu quả là xung đột lợi ích với bên bán.
Theo đó, Khi xảy ra tranh chấp cần xác định rõ việc các bên có vi phạm hợp đồng hay không và bên nào là bên vi phạm. Cụ thể cần xác định rõ các vấn đề sau:
- Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện qua việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng. Ví dụ như bên bán không giao hàng, giao hàng chậm, kém chất lượng,…
- Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm. Đây được xem là căn cứ để bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thuộc về bên bị vi phạm.
- Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra. Vi phạm hợp đồng phải là nguyên nhân, còn thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm là hậu quả của nó thì mới có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Có lỗi của bên vi phạm. Đây là điều kiện để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên vi phạm.
Do những nguyên nhân trên mà các bên sẽ tìm cách để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán một cách phù hợp. Thông thường, nếu các bên có thể thỏa thuận được thì sẽ sử dụng phương thức thương lượng, hòa giải. Tuy nhiên, nếu các bên không thể tìm được tiếng nói chung thì sẽ tìm đến các cơ quan tài phán để giải quyết như trọng tài thương mại hoặc Tòa án.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Các hướng giải quyết mâu thuẫn trong hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng
Thương lượng
Đây là phương thức không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Theo đó, các bên sẽ tự nguyện ngồi lại với nhau bàn bạc, thảo luận về vấn đề tranh chấp để tìm ra phương án giải quyết chung. Vì vậy, kết quả thương lượng sẽ không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc.
>> Xem thêm: Khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng
Hòa giải
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải do các bên tự thỏa thuận nhưng có sự tham gia của bên trung gian là hòa giải viên nhằm hỗ trợ giải quyết tranh chấp. Cũng giống như phương thức thương lượng, kết quả hòa giải đề cao sự thỏa thuận giữa các bên và không mang tính bắt buộc thi hành.
Tòa án
Ở phương thức này, các bên sẽ giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan toà án với sự tham gia của thẩm phán. Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Các bên tranh chấp phải tuân theo bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu không tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành.
Trọng tài thương mại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này. Phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có giá trị thi hành ngay.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng tại Tòa án
Trình tự để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng tại Tòa án được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ( khoản 1, khoản 4 và 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
- Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện (khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Người khởi kiện nộp hồ sơ đã chuẩn bị cho Tòa án có thẩm quyền. Có thể nộp bằng một trong các cách sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án
- Gửi qua dịch vụ bưu chính
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Tòa án xem xét đơn (khoản 2, khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 )
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và đưa ra các quyết định cần thiết.
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ việc (khoản 1, khoản 3 Điều 195 và khoản 1 Điều 196 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
- Sau khi xem xét hồ sơ khởi kiện hợp lệ, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí để thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án. Thông báo thụ lý vụ án sẽ được gửi cho các đương sự trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý.
Bước 5: Tiến hành hòa giải giữa các bên (khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Thời gian chuẩn bị phiên xét xử sơ thẩm thường kéo dài từ 2 đến 4 tháng. Trong thời gian này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Sau đó, thông báo mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải. Tại đây, nếu các bên thỏa thuận được với nhau thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành.
Theo khoản 1,2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thông báo mở phiên họp như sau:
- Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
Sau khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì trong thời hạn quy định cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo Điều 212 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 nếu hòa giải thành. Trong trường hợp hòa giải không thành Tòa án sẽ giải quyết tiếp tục thủ tục theo quy định pháp luật trong đó có cả việc ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước 6: Mở phiên tòa Sơ thẩm xét xử vụ án
Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu hai bên thỏa thuận được với nhau thì Tòa án công nhận thỏa thuận của các bên theo khoản 2 Điều 246 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.
Nếu không thỏa thuận được phiên tòa sẽ được tiếp tục đến phần tranh tụng. Sau khi tranh tụng tại phiên tòa và khi kết thúc, Thẩm phán tiến hành nghị án và tuyên án. Phán quyết của Tòa án có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày tuyên án (điều 267 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Bước 7: Thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm.
Tòa án sẽ ban hành Bản án giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng giữa các bên, bên nào không đồng ý có thể thực hiện thủ tục kháng cáo.
Thời hạn kháng cáo và trình tự tuyên án được quy định tại khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
- Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng
Chuyên tư vấn luật cung cấp đến khách hàng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng gồm có các hoạt động sau đây:
- Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng
- Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp có lợi cho khách hàng
- Đại diện khách hàng đàm phán với bên tranh chấp
- Tư vấn thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp
- Soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và các đơn từ cần thiết khác trong trường hợp khởi kiện tại Tòa án
- Luật sư tham gia quá trình tố tụng theo yêu cầu của khách hàng
Luật sư tư vấn về việc xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán
>>>Xem thêm: Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thiết kế, xây dựng
Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng bạn cần cân nhắc lựa chọn các phương thức giải quyết phù hợp. Đồng thời tối ưu, tiết kiệm được chi phí, thời gian, tiền bạc và công sức. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng nêu trên hãy nhấc máy lên và gọi vào tổng đài 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hợp đồng của Chuyên tư vấn luật hỗ trợ nhé.
Bài viết khác bạn có thể quan tâm: