Luật Thừa Kế

Luật sư giải quyết tranh chấp đất hộ gia đình tại khu vực Cần Thơ

Luật sư giải quyết tranh chấp đất hộ gia đình tại khu vực Cần Thơ sẽ mang đến dịch vụ pháp lý bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Giải quyết tranh chấp đất hộ thời gian thường kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi của thành viên hộ. Trình tự thủ tục hòa giải cơ sở và khởi kiện quy định tại nhiều luật khác nhau gây khó khăn cho người dân khi tiếp cận. Với tôn chỉ hoạt động tận tâm – hiệu quả – uy tín luật sư sẽ hỗ trợ khách hàng thông tin ban đầu qua bài viết này.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất hộ gia đìnhLuật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất hộ gia đình

Quy định về tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai hộ gia đình là một trong những loại tranh chấp đất đai phổ biến nhất hiện nay. Tranh chấp đất đai hộ gia đình có thể xảy ra giữa các hộ gia đình với nhau hoặc giữa hộ gia đình với cá nhân, tổ chức. Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì “ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”.

Tranh chấp đất đai hộ gia đình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên tranh chấp. Nếu không được giải quyết kịp thời, tranh chấp đất đai hộ gia đình có thể dẫn đến những hậu quả xấu, như:

  • Mất mát tài sản
  • Mất mát thu nhập
  • Mất mát cơ hội kinh doanh
  • Mất mát quyền sở hữu đất đai
  • Mất mát quyền cư trú
  • Mất mát tinh thần

Tranh chấp quyền sử dụng đất

Tranh chấp quyền sử dụng đất giải quyết ở đâuTranh chấp quyền sử dụng đất giải quyết ở đâu

Quy định pháp luật về tranh chấp quyền sử dụng đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật Đất đai và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Theo đó, tranh chấp quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp quyền sử dụng đất có thể phát sinh từ các nguyên nhân sau:

  • Tranh chấp về ranh giới đất đai
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
  • Tranh chấp về giá trị đất đai
  • Tranh chấp về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

>>> Xem thêm: Ranh giới mốc giới đất đai liền kề được xác định như thế nào?

Tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất

Tranh chấp liên quan đến đất đai là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất. Đơn cử như:

  • Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn
  • Tranh chấp quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa cha con ruột
  • Tranh chấp di sản thừa kế giữa vợ chồng

Những trường hợp tranh chấp đất của hộ gia đình

Các trường hợp tranh chấp đất của hộ gia đìnhCác trường hợp tranh chấp đất của hộ gia đình

Trường hợp tranh chấp đất đai hộ gia đình có thể do nhiều yếu tố, như:

  • Xác định ranh giới đất đai không rõ ràng
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về tài sản trên đất
  • Tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng
  • Tranh chấp về di dời tái định cư
  • Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình

Hòa giải tại Ủy ban Nhân dân cấp xã

Như đã đề cập, liên quan đến đất đai sẽ có 02 loại tranh chấp là Tranh chấp đất đai và Tranh chấp liên quan đến đất đai.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quy định rằng: “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”.

Theo đó, đối với Tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như các giao dịch, hợp đồng dân sự về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế đất đai, chia tài sản chung của vợ chồng là đất thì phương thức hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã này là không bắt buộc, các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.

Còn đối với Tranh chấp về quyền sử dụng đất như tranh chấp ranh giới đất, lối đi chung, tranh chấp trả lời câu hỏi “Ai có quyền sử dụng đất?” thì bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì mới đủ điều kiện để các bên khởi kiện ra Tòa án.

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất tại địa phương mình. Trong quá trình tổ chức hòa giải phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Khi tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã sẽ có 02 trường hợp:

Trường hợp 1: Hòa giải thành

  • Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Biên bản hòa giải không thành này sẽ là điều kiện đủ để các bên trong quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, bên cạnh việc khởi kiện ra Tòa án thì các bên còn có sự lựa chọn khác là yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất. Theo đó, sau khi hòa giải không thành thì các đương sự được xét riêng theo từng trường hợp. Cụ thể là trường hợp có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013 và trường hợp không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ liên quan quy định tại điều này. Tùy trường hợp mà đương sự có quyền lựa chọn hướng giải quyết khác nhau.

>>> Xem thêm: Ủy ban xã không hòa giải thì có tiến hành khởi kiện tranh chấp đất đai được không?

Khởi kiện ra Tòa án hoặc yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Khi tranh chấp quyền sử dụng đất  mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết (Khoản 1 điều 203 Luật Đất đai 2013).

Hoặc tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013  thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây (Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013):

Trường hợp 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền khi:

  • Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (Theo điểm a khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013);
  • Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (Theo điểm b khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013);

Trường hợp 02: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (Theo Điều 26, Điều 35, Điều 37 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành (khoản 4 Điều 203 Luật Đất đai 2013).

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận mới năm 2023

Luật sư tư vấn giải quyết về tranh chấp đất đai

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp đất đai hộ gia đình
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai hộ gia đình
  • Dịch vụ tranh tụng giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu cấp sổ hồng,

Với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm, tham gia nhiều vụ việc tranh chấp đất đai sẽ là nơi uy tín và đáng tin cậy cho các bạn. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc gặp các vấn đề cần giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình xin vui lòng liên hệ đến hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết