Tranh chấp đất đai trong gia đình là mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ đất đai bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất giữa những thành viên trong gia đình với nhau. Việc giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình sẽ căn cứ vào bản chất của tranh chấp mà xác định các thủ tục cần thực hiện khi giải quyết tranh chấp cụ thể.
Tranh chấp đất đai trong gia đình
Mục Lục
Tranh chấp đất đai trong gia đình có nên hòa giải không?
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai trong gia đình tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
Tranh chấp đất đai về việc xác định chủ thể có quyền sử dụng đất mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai trong gia đình phải được lập thành biên bản đảm bảo về mặt hình thức theo Khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tuy nhiên đối với trường hợp tranh chấp liên quan đến đất như về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất, giao dịch liên quan đến đất thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 05/2012/TP – TANDTC thì đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hòa giải theo quy định.
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình
Khi có tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất trong gia đình thì theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, nếu các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có tranh chấp để tiến hành hòa giải. Sau khi hòa giải không thành mới tiến hành khởi kiện tại Tòa án hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp.
Tranh chấp đất đai trong gia đình cần xác định được việc người có quyền sử dụng đất đối với tài sản chung là đất đai. Thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết. Sau khi hòa giải không thành tiến hành khởi kiện tại Tòa án. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khác với hoạt động hòa giải trước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự do chính Tòa án chủ trì và tiến hành. Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu không đồng ý các bên vẫn có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án:
- Bước 1: Nộp đơn khởi kiện.
- Bước 2: Chánh án Tòa án phân công thẩm phán xem xét đơn.
- Bước 3: Thẩm phán xem xét đơn ra quyết định phù hợp theo quy định.
- Bước 4: Thông báo tạm ứng án phí. Người được thông báo phải nộp lại biên lại tạm ứng án phí cho Tòa án trong thời hạn quy định
- Bước 5: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan.
- Bước 6: Tiến hành hòa giải và mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ.
- Bước 7: Chuẩn bị xét xử.
- Bước 8: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình
Giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình bằng thủ tục hành chính
Khi có tranh chấp đất đai trong gia đình xảy ra, thì Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở. Nếu hòa giải thành công thì các bên tự thi hành theo những thỏa thuận đã hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì phải thông qua Hòa giải tại UBND cấp xã theo Khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013. Khi các đương sự không nhất trí thỏa thuận được với nhau, thì sẽ tiến hành như sau:
Trường hợp có các loại giấy chứng nhận theo Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì tiến hành khởi kiện tại Tòa án theo quy định chung của pháp luật tố tụng dân sự.
Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất: sổ đỏ, giấy xác nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính được diễn ra tại UBND. Đối với tranh chấp đất đai trong gia đình, giữa cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền giải quyết. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại lên đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Chủ thể yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân các cấp huyện, tỉnh thì việc giải quyết được thực hiện theo thủ tục:
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp cso thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp
Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết
Bước 3: Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết).
Bước 4: Cơ quan tham mưu hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Hồ sơ giải quyết tranh chấp bao gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan;
- Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp;
- Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành;
- Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành.
Bước 6: Gửi kết quả giải quyết tranh chấp cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình
Luật sư chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ hỗ trợ cho khách hàng:
- Tư vấn luật đất đai về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);
- Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục hòa giải;
- Hướng dẫn thực hiện khởi kiện;
- Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, chứng cứ khởi kiện tranh chấp đất đai; thu thập, tìm kiếm đưa ra các chứng cứ chứng minh quyền sử dụng đất;
- Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự;
- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp trong các vụ án liên quan đến nhà đất;
- Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền – nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.
Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai gia đình
Như vậy, khi có tranh chấp đất đai trong gia đình thì bạn có thể tiến hành giải quyết theo thủ tục hòa giải, khởi kiện ra Tòa hoặc giải quyết thông qua Uỷ ban nhân dân các cấp tùy theo dạng tranh chấp và sự lựa chọn của các bên. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn nhanh chóng và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi.
luat su lam on cho hoi ,bo toi co 4 nguoi con ma dien tich dat la 4200m bo toi luc con song co hua cho toi mot phan gio bo toi vua mat me toi lai khong cho ma noi toi khong co phan ,ma dat do la ong noi va ba noi cho lai bo toi,gio bo toi mat me toi tu chyen nhuong quyen su dung dat sang ten me toi duoc khong cam on luat su
Cảm ơn bạn phan chi thang đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
Nếu GCN quyền sử dụng đất trên chỉ đứng tên bố của bạn, thì khi bố của bạn mất, đây được xem là di sản thừa kế không có di chúc. Trong trường hợp này di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Theo khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, bạn và mẹ bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo quy định của pháp luật, giá trị quyền sử dụng đất của mảnh đất trên được chia đều cho bạn và mẹ của bạn (và những người thừa kế khác nếu có). Trong trường hợp mẹ bạn muốn đứng tên quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó thì phải có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng của bạn (hoặc những người thừa kế khác nếu có) với người mẹ. Trong trường hợp trên, việc mẹ bạn tự ý sang tên đối với GCN quyên sử dụng đất là không đúng với quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí.