Luật Đất Đai

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng mua bán nhà đất là loại hợp đồng thông dụng trong đời sống, là văn bản xác lập quan hệ mua bán nhà đất giữa các bên. Đồng thời, khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng giữa các bên cần phải đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức giấy tờ được quy định trong luật cũng như các nghĩa vụ liên quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất.

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất

Quy định pháp luật về mua bán nhà đất

Quy định pháp luật về mua bán nhà đất

Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Các cá nhân sử dụng đất khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải đáp ứng các điều kiện:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
  • Ngoài ra, người sử dụng đất khi thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thì còn phải có đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai 2013.

CSPL: Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Điều kiện mua bán nhà ở

Giao dịch về mua bán nhà ở phải đáp ứng được các điều kiện:

  • Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không bắt buộc Giấy chứng nhận tại khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014.
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn, trừ trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

CSPL: Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014.

Hình thức hợp đồng có bắt buộc công chứng?

Các giao dịch liên quan đến mua bán nhà đất, hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì đều cần phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.

Tuy nhiên, trường hợp một hoặc các bên khi thực hiện giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản thì việc công chứng hay chứng thực hợp đồng tùy theo yêu cầu và thỏa thuận của các bên.

CSPL: Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Điều kiện chuyển nhượng nhà đất

Điều kiện chuyển nhượng nhà đất

Nghĩa vụ nộp thuế khi chuyển nhượng nhà đất

Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, bên bán là người có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân, vì là người có thu nhập. Tuy nhiên, pháp luật không cấm các bên thỏa thuận về người nộp.

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 15/6/2015, quy định mức thuế thu nhập cá nhân khi thực hiện chuyển nhượng bất động sản bằng 2% trên giá trị chuyển nhượng.

CSPL: khoản 4 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bổ sung năm 2012 và 2014); Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh…. bổ sung một số điều của các nghị định về thuế.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải đáp ứng được các nội dung cụ thể sau:

  1. Thông tin của bên bán và bên mua: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, ngày tháng năm và nơi cấp, địa chỉ thường trú;
  2. Đối tượng của hợp đồng: Quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất tại thửa đất bao nhiêu, số Giấy chứng nhận, số vào sổ cấp Giấy chứng nhận, cơ quan cấp, ngày tháng năm cấp;
  3. Các đặc điểm của nhà, đất;
  4. Giá chuyển nhượng, thời hạn và phương thức thanh toán;
  5. Phương thức giao, đăng ký quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở.
  6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  7. Cam đoan của các bên.
  8. Các điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng.
  9. Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng;
  10. Các nội dung khác do các bên thỏa thuận;
  11. Chữ ký (hoặc điểm chỉ) của các bên, người làm chứng (nếu có) và chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất

  • Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về điều kiện, thủ tục để mua nhà đất, bán nhà đất; các lưu ý trước, trong và sau khi ký hợp đồng mua bán đất;
  • Soạn thảo các điều khoản của hợp đồng mua bán nhà đất có lợi, trên tinh thần tuân thủ pháp luật để đảm bảo hiệu lực pháp lý của giao dịch;
  • Thẩm định các nội dung các điều khoản, dự liệu các tình huống phát sinh trong hợp đồng;
  • Cung cấp mẫu hợp đồng mua bán nhà, mẫu hợp đồng mua bán đất và chuẩn bị văn bản pháp lý điều chỉnh nội dung liên quan đến hợp đồng dự kiến ký kết;…

Hợp đồng mua bán nhà đất là loại hợp đồng được sử dụng một cách rộng rãi trong đời sống, nhưng cũng là loại hợp đồng có nhiều tranh chấp phát sinh hiện nay. Trên đây là bài viết về hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc hoặc muốn hiểu rõ hơn vấn đề trên, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI tư vấn soạn thảo hợp đồng  hỗ trợ và tư vấn. Trân trọng./.

4.91 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết