Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Rủi ro pháp lý khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký

Rủi ro pháp lý khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký là vấn đề được đặt ra đối với chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ. Do pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam không quy định rõ việc sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đăng ký là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân. Trường hợp nào thì sử dụng đúng như nhãn hiệu đăng ký cũng như dịch vụ luật sư tư vấn sử dụng nhãn hiệu sẽ được chúng tôi cung cấp thông qua bài viết sau:

Rủi ro pháp lý khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đăng ký

Rủi ro pháp lý khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đăng ký

Rủi ro pháp lý khi sử dụng nhãn hiệu đăng ký không đúng cách.

Nguy cơ xâm phạm nhãn hiệu của người khác do sử dụng không đúng mẫu nhãn hiệu đã đăng ký

Theo quy định của khoản 5, Điều 124, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì việc sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

  • Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
  • Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.Căn cứ theo quy định tại khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 thì Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Chính vì vậy việc sử dụng không đúng mẫu nhãn hiệu do mình đăng  ký thì sẽ có khả năng dẫn đến việc xâm phạm nhãn hiệu của người khác. Vi vậy, khi sử dụng nhãn hiệu thì chủ sở hữu phải lưu ý nhãn hiệu mình đang sử dụng có đúng theo nhãn hiệu mình đã đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ hay chưa.

(Căn cứ theo khoản 5 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

Nguy cơ mất quyền nhãn hiệu do sử dụng không đúng với sản phẩm mang nhãn hiệu đã đăng ký

Theo quy định tại Điều 72, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác

Chính vì vậy, chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ sử dụng đúng nhãn hiệu do mình đã đăng ký cho sản phẩm/hàng hóa mà mình đã đăng ký trước đó tại Cục sở hữu trí tuệ. Ví dụ theo Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu đó cho sản phẩm là Phân bón thì chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm – Phân bón của mình, chứ không được sử dụng nhãn hiệu đó cho một sản phẩm hay hàng hóa khác cho dù nó có tương quan hay tương tự với sản phẩm mà chủ sở hữu đã đăng ký. Việc sử dụng nhãn hiệu đó cho bất kỳ một sản phẩm nào khác mà không phải là sản phẩm mà chủ sở hữu đã đăng ký trước đó thì đó có thể bi coi là vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Nguy cơ mất quyền nhãn hiệu do sử dụng không đúng mẫu nhãn hiệu đã đăng ký

Theo quy định tại Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) thì các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

  •  Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  •  Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  •  Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, việc sử dụng nhãn hiệu khác với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký trước đó, đồng thời nhãn hiệu mà mình sử dụng bị trùng với nhãn hiệu của người khác thì có thể  được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Theo điểm d, Điều 95, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) thì  Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hiệu lực khi Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;

(Căn cứ theo khoản 1 Điều 95, Điều 129,  Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019).

Thế nào là sử dụng nhãn hiệu đúng theo quy định?

Hiện nay, Luật sở hữu trí tuệ cũng như các văn bản pháp luật có liên quan khác không có định nghĩa rõ ràng về sử dụng nhãn hiệu đúng cách.

Với tư cách là thành viên của Công ước Paris, để sử dụng nhãn hiệu đúng cách, có thể tham chiếu Điều 5.C.2 của Công ước Paris, quy định về việc sử dụng nhãn hiệu:

Việc chủ nhãn hiệu hàng hóa sử dụng nhãn hiệu theo mẫu khác biệt về chi tiết, nhưng không làm thay đổi tính phân biệt của nhãn hiệu theo mẫu đã được đăng ký tại một nước thành viên bất kỳ của Liên minh sẽ không dẫn tới việc đình chỉ đăng ký và không thể hạn chế sự bảo hộ đã dành cho nhãn hiệu.

Đồng thời, để đảm bảo việc sử dụng nhãn hiệu đúng quy định pháp luật thì không nên để rơi vào trường hợp được quy định tại Điều 129, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019)

Thế nào là sử dụng nhãn hiệu đúng theo quy định

Thế nào là sử dụng nhãn hiệu đúng theo quy định

Trường hợp nào thì sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã đăng ký?

  • Chủ nhãn hiệu có thể thực hiện một số thay đổi về kiểu chữ, cách điệu, thiết kế, màu sắc đối với nhãn hiệu đã đăng ký mà không ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực hay phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu nếu các thay đổi đó không làm biến đổi đặc tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Chủ nhãn hiệu cũng có thể bỏ bớt một thành phần ra khỏi nhãn hiệu đã đăng ký hay thêm vào một thành phần khác với điều kiện rằng thành phần bị bỏ bớt hoặc thêm vào không làm thay đổi đặc tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Tuy nhiên, dù có thay đổi như thế nào nhưng mẫu nhãn hiệu được sử dụng phải đúng với mô tả và mẫu được đính kèm theo Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Mẫu số 04 – NH, Phụ lục A, (Ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ)  đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trước đó.

Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu

  • Phải đảm bảo không làm biến đổi đặc tính phân biệt của nhãn hiệu đã đăng ký.
  • Nên sử dụng nhãn hiệu đúng như đã đăng ký;
  • Kiểm tra thông tin về nhãn hiệu trên Cổng thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo https://ipvietnam.gov.vn/
  • Nên tra cứu khả năng bảo hộ của các phiên bản khác với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký trước khi sử dụng để tìm ra các nhãn hiệu tương tự (nếu có);
  • Nên giám định khả năng xâm phạm tại Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ trước khi sử dụng.
  • Sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký cho đúng sản phẩm/hàng hóa.

Tư vấn sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký

  • Tư vấn các điều kiện đăng ký, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
  • Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ đơn đăng ký.
  • Tư vấn hướng dẫn thời điểm xác lập quyền đối với nhãn hiệu
  • Tư vấn phạm vi bảo hộ của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tư vấn giải pháp

Tư vấn sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đăng ký

Sử dụng nhãn hiệu đúng theo quy định, trường hợp nào thì sử dụng đúng như nhãn hiệu đăng ký và một số vấn đề pháp lý khác đã được chúng tôi cung cấp thông qua bài viết trên. Để hạn chế tối đa rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu thì bạn nên sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư sở hữu trí tuệ tư vấn và hỗ trợ. Trân trọng.

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 784 bài viết