Luật Hợp Đồng

Pháp luật về thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng

Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Các bên cần nắm rõ các quy định về thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng để đảm bảo tốt nhất lợi ích của mình. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về Pháp luật về thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng, kính mời các bạn cùng theo dõi.

Pháp luật về thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng

Quy định pháp luật về phạt vi phạm trong hợp đồng

Có thể nói phạt vi phạm hợp đồng là một trong những hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở pháp luật. Đây là một chế tài khá phổ biến trong quan hệ hợp đồng nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm, giáo dục ý thức tuân thủ các cam kết đã ghi nhận trong hợp đồng, làm tăng tính tự giác thực hiện của các bên và trừng phạt bên có hành vi vi phạm hợp đồng.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 thì phạt vi phạm được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Như vậy, trong quá trình giao kết và thực hiện hơp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm khi xuất hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ. Việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng và đồng thời việc phạt vi phạm được giải quyết bằng việc nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Theo Điều 300 Luật thương mại 2005 thì phạt vi phạm được hiểu là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương mại. Căn cứ theo quy định này, trong trường hợp dù các bên có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng bên vi phạm được miễn trách nhiệm thì sẽ không bị phạt vi phạm. Một bên được miễn trách nhiệm khi đáp ứng một trong những điều kiện sau:

  • (1) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận;
  • (2) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
  • (3) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
  • (4) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

>>> Xem thêm: Hợp đồng không có thỏa thuận phạt vi phạm thì có được phạt vi phạm không?

Mức phạt vi phạm hợp đồng

Theo khoản 2 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 thì mức phạt vi phạm sẽ do các bên tự thoả thuận. Như vậy, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không quy định mức phạt vi phạm cụ thể mà chỉ dựa trên sự thỏa thuận của các bên, theo đó mức phạt vi phạm có thể cao hoặc thấp, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Bên cạnh đó, hiện nay một số luật liên quan cũng có quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng. Điều 301 Luật Thương mại 2005 giới hạn mức phạt tối đa là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ trường hợp cấp chứng thư giám định sai do lỗi vô ý thì mức phạt theo thỏa thuận nhưng không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.

Ngoài ra, trong lĩnh vực xây dựng, căn cứ Điều 146 Luật xây dựng 2014 thì giá trị phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị hợp đồng vi phạm đối với công trình sử dụng vốn nhà nước.

Mức phạt vi phạm hợp đồng

>>> Xem thêm: Mức Phạt Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại

Có thể vừa phạt, vừa yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có được không?

Về việc phạt vi phạm đi kèm bồi thường thiệt hại, khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự cũng quy định rằng các bên có thể tự thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Ngoài ra, phạt vi phạm trong lĩnh vực thương mại được quy định tại Điều 307 Luật thương mại 2005 cũng có thể được áp dụng đồng thời với trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Như vậy, trong trường hợp không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và trong trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì có thể áp dụng cả hai chế tài.

Các trường hợp có thể vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại

>>> Xem thêm: Phạt Hợp Đồng Bao Nhiêu Do Các Bên Thỏa Thuận Hay Theo Quy Định Của Pháp Luật

Luật sư hỗ trợ, tư vấn tranh chấp hợp đồng

Tư vấn các phương án và thủ tục liên quan

  • Tư vấn về các cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn về phương án tối ưu khi xảy ra tranh chấp;
  • Tư vấn các quy định của pháp luật về phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại;
  • Các nội dung khác có liên quan.

Soạn thảo đơn từ, văn bản

  • Soạn thảo đơn từ, văn bản trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ;
  • Kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ;
  • Các giấy tờ khác có liên quan.

Đại diện đàm phán với bên còn lại trong hợp đồng và làm việc với các cơ quan Nhà nước

  • Đánh giá, tư vấn về lộ trình và chiến lược đàm phán hợp đồng;
  • Tham gia nhận ủy quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp khác;
  • Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ;
  • Làm việc với cơ quan có thẩm quyền nếu ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Thay mặt khách hàng nộp, nhận kết quả hồ sơ tại cơ quan chức năng;
  • Các thủ tục pháp lý có liên quan khác.

Trên đây là tư vấn về Pháp luật về thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật Hợp đồng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn luật hợp đồng nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! 

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết