Hợp đồng không có thỏa thuận phạt vi phạm thì có được phạt vi phạm không? Trong các giao dịch dân sự, khi có tranh chấp xảy ra để ràng buộc trách nhiệm quyền và nghĩa vụ của các bên thì trong hợp đồng nên có thỏa thuận thêm những điều khoản phạt vi phạm để áp dụng? Sau đây, Chuyên Tư Vấn Luật xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:
Hợp đồng không có thỏa thuận phạt vi phạm thì có được phạt vi phạm không?
Mục Lục
Căn cứ phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật
Là việc bên có quyền lợi bị vi phạm (VP) yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng. Mục đích của việc xây dựng loại chế tài này là nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm và giáo dục ý thức tuân thủ các cam kết đã ghi nhận trong hợp đồng (HĐ) và trừng phạt bên có vi phạm hợp đồng.
Căn cứ khoản 1 điều 418 BLDS 2015 thì chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được đặt ra nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận.
Ngoài ra, việc xác định được hành vi vi phạm hợp đồng là cần thiết vì đó là căn cứ pháp lý không thể thiếu để áp dụng các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại nói chung và chế tài buộc thực hiện hợp đồng nói riêng. Nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng thì tất nhiên không thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi “không thực hiện”, “thực hiện không đầy đủ” hoặc “thực hiện không đúng” “hợp đồng”
Như vậy trong trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì không được phạt vi phạm.
Căn cứ phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật
>> Xem thêm: Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Phân biệt giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Phạt vi phạm chỉ một khoản tiền mà bên vi phạm nghĩa vụ phải trả cho bên kia. Như vậy, khoản tiền này không liên quan gì đến tổn thất mà bên kia phải chịu.
Bồi thường thiệt hại chỉ việc bồi đắp những tổn thất mà bên vi phạm nghĩa vụ phải làm. Như vậy, về nguyên tắc, phải có thiệt hại mới phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Còn với phạt vi phạm, không có thiệt hại thì vẫn phát sinh nghĩa vụ trả tiền.
- Về mặt mục đích, phạt vi phạm được đặt ra để răn đe bên kia cố gắng tuân thủ hợp đồng. Còn bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất mà bên bị vi phạm phải chịu.
- Về căn cứ xác định trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi hội tụ đủ 4 yếu tố sau: có hành vi vi phạm hợp đồng, lỗi, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Tất nhiên là vẫn có ngoại lệ nếu các bên thỏa thuận khác.
- Trách nhiệm phạt vi phạm phát sinh chỉ cần 2 yếu tố: có hành vi vi phạm hợp đồng và lỗi.
- Chỉ khi có thoả thuận về phạt vi phạm thì mới phát sinh trách nhiệm phạt vi phạm. Còn với trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì dù trong hợp đồng, 2 bên không thoả thuận về điều này thì khi hội tụ đủ 4 yếu tố trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn xảy ra. Tất nhiên là pháp luật vẫn dành cho các bên được quyền thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Căn cứ: Điều 360, 418, Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 307 Luật Thương mại 2005
>> Xem thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng thương mại
Hướng giải quyết khi hợp đồng không có thỏa thuận không phạt vi phạm
Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một hình thức chế tài được áp dụng phổ biến khi có hành vi vi phạm. Theo đó, căn cứ Điều 297, Luật Thương mại 2005 (LTM) quy định: buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại
Căn cứ khoản 1 điều 307 LTM 2005 quy định Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Căn cứ điều 307 LTM 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Giá trị bồi thường thiệt hại sẽ bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (căn cứ khoản 2 điều 302 LTM 2005).
Hướng giải quyết khi không phạt vi phạm vì hợp đồng không có thỏa thuận
>> Xem thêm: Hướng dẫn khởi kiện yêu cầu đối tác bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến các hợp đồng không có thỏa thuận phạt vi phạm thì có được phạt vi phạm không? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.