Khởi kiện quyết định buộc thôi việc công chức là phương thức để công chức bị buộc thôi việc có thể bảo vệ và tránh nguy cơ bị xâm phạm đến quyền lợi của mình. Tuy nhiên, nhiều cán bộ, công chức và viên chức khi bị xử lý kỷ luật và buộc thôi việc trái quy định đã không làm rõ bản thân có quyền gì để bảo vệ lợi ích của mình khỏi bị tổn hại.
Khởi kiện quyết định buộc thôi việc
Mục Lục
Các trường hợp áp dụng xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Buộc thôi việc là một trong những hình thức kỷ luật đối với công chức. Theo Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị kỷ luật buộc thôi việc:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công; hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
Như vậy, để bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc, công chức phải thuộc các trường hợp sau:
- Từng bị xử lý kỷ luật cách chức hoặc hạ bậc lương mà vẫn tái phạm;
- Hành vi vi phạm lần đầu phải áp dụng kỷ luật khiển trách nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
- Sử dụng giấy tờ, bằng cấp giả để được tuyển vào đơn vị;
- Có kết luận sử dụng ma túy;
- Không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công; hoặc để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn. Trường hợp này áp dụng với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Nếu công chức không thuộc các trường hợp kể trên mà bị nhận quyết định buộc thôi việc thì quyết định đó là trái quy định.
>>> Xem thêm: Xử lý kỷ luật lao động
>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn các trường hợp về xử lý kỷ luật người lao động
Hướng xử lý khi không đồng ý hình thức kỷ luật buộc thôi việc
Khiếu nại
Khi nhận quyết định kỷ luật buộc thôi việc không đúng theo quy định, công chức có quyền khiếu nại.
Theo Điều 42 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, công chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Cụ thể, căn cứ vào Điều 47 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bên cạnh đó, tại Điều 48 Nghị định 112/2020/NĐ-CP cũng quy định về thời hiệu khiếu nại như sau:
- Thời hiệu là 15 ngày đối với khiếu nại lần đầu, kể từ ngày nhận được quyết định kỷ luật;
- Thời hiệu khiếu nại lần hai đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc 30 ngày, kể từ nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
- Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Như vậy, công chức bị nhận quyết định kỷ luật buộc thôi việc có quyền khiếu nại trong 15 ngày, tính từ ngày nhận được quyết định. Trong trường hợp công chức nhận bị buộc thôi việc không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì những trở ngại khách quan thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Khởi kiện
Bên cạnh quyền khiếu nại, công chức còn có quyền khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 115 Luật Tố tụng Hành chính 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
Ngoài ra, thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, theo điểm a khoản 2 Đièu 116 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Trong trường hợp công chức bị buộc thôi việc khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định theo khoản 3 Điều 116 Luật Tố tụng Hành chính như sau:
- 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
- 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
Trường hợp công chức nhận quyết định buộc thôi việc không khởi kiện được trong thời hạn quy định về thời hiệu khởi kiện vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Như vậy, công chức nhận được quyết định kỷ luật buộc thôi việc có quyền khởi kiện nếu:
- Không đồng ý với quyết định đó;
- Đã khiếu nại nhưng khiếu nại không được giải quyết hoặc không đòng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;
Thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Đối với trường hợp đã khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; Và 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định mà không khiếu nại không được giải quyết và không có văn bản trả lời.
>>> Xem thêm: Quyết định kỷ luật viên chức có thể khởi kiện hành chính được hay không?
Tố cáo
Theo khoản 7 Điều 39 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật công chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì Cấp có thẩm quyền kỷ luật phải:
- Ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật đã ban hành;
- Và tiến hành xem xét xử lý kỷ luật công chức theo đúng quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, Nếu quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc công chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì công chức có quyền tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn người lao động khiếu nại, tố cáo khi bị chèn ép buộc thôi việc
Khiếu nại quyết định kỷ luật
Vai trò luật sư trong vụ án khởi kiện quyết định buộc thôi việc công chức
Luật sư tư vấn quy trình khởi kiện
Thủ tục khởi kiện quyết định buộc thôi việc công chức phải được thực hiện theo quy định của thủ tục tố tụng hành chính. Theo Điều 8 Luật Tố tụng Hành chính 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện.
Luật sư có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc khởi kiện quyết định buộc thôi việc công chức. Cụ thể như sau:
- Tư vấn pháp lý: giúp khách hàng biết được quy trình khởi kiện, quyền mà họ có thể thực hiện để đảm bảo lợi ích của mình;
- Hướng dẫn soạn thảo văn bản: hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo hoặc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Lập kế hoạch và đưa ra phương án giải quyết: lập kế hoạch và đề xuất phương án giải quyết phù hợp để khách hàng có thể đảm bảo được quyền và lợi ích của mình;
- Tư vấn thực hiện các hoạt động động tố cáo song song với việc khởi kiện khi cần thiết;
- Các vấn đề pháp lý khác có liên quan:
Vì vậy, với sự giúp đỡ của luật sư, những người có chuyên môn pháp lý cao, sẽ đảm bảo về nội dung và hình thức đơn kiện cũng như sự hỗ trợ về các thủ tục tố tụng có liên quan đến việc khởi kiện quyết định buộc thôi việc công chức theo đúng pháp luật quy định.
Luật sư hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Theo Điều 118 Luật Tố tụng Hành chính 2015, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
- Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
- Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
- Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Kèm theo đơn khởi kiện phải có:
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
- Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
- Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Như vậy, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, luật sư có thể đảm bảo về:
- Đơn khởi kiện có nội dung theo đúng quy định;
- Tổng hợp đầy đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;
- Hỗ trợ bổ sung tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Luật sư tham gia tố tụng
Trong quá trình khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức, luật sư có thể hỗ trợ, đại diện khách hàng tham gia tố tụng trong từng giai đoạn.
Trước khi thụ lý vụ án, luật sư có thể đại diện:
- Đại diện pháp lý: thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý theo đúng quy định của pháp luật;
- Tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi của khách hàng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Khiếu nại, kiến nghị khi có sai phạm trong quá trình tố tụng.
Dịch vụ khởi kiện quyết định buộc thôi việc công chức tại Cần Thơ
Khách hàng có thể lựa chọn Chuyên tư vấn luật để được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ liên quan đến khởi kiện quyết định buộc thôi việc như sau:
- Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện quyết định buộc thôi việc công chức;
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo quyết định buộc thôi việc;
- Tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ khởi kiện quyết định buộc thôi việc công chức;
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo các giấy tờ, tài liệu có liên quan;
- Đại diện khách hàng trong quá trình tố tụng.
Tư vấn khởi kiện vụ án lao động
Khi nhận quyết định buộc thôi việc, công chức có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách khởi kiện, khiếu nại hoặc tố cáo, trong trường hợp có sai phạm. Mỗi vụ việc khác nhau, người lao động xem xét thực hiện các thủ tục giải quyết phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu được hỗ trợ bởi luật sư lao động thì vui lòng liên hệ theo số Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ một cách hiệu quả.
>> Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm về kỷ luật lao động: