Luật Doanh Nghiệp

Hướng dẫn khởi kiện người quản lý do gây thiệt hại cho công ty

Khi người quản lý gây thiệt hại cho công ty thì bên bị thiệt hại có thể tiến hành khởi kiện người quản lý bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận hoặc căn cứ theo hợp đồng. Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin dưới bài viết sau.

Khởi kiện người quản lý công ty ra Tòa
Khởi kiện người quản lý công ty ra Tòa

>>Xem thêm: Súc vật gây thiệt hại, ai là người bồi thường?

Khởi kiện người quản lý gây thiệt hại cho công ty

Quyền khởi kiện của cổ đông công ty

Căn cứ theo Điều 166 Luật doanh nghiệp 2020, Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liến đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc cho người khác trong trường hợp sau đây:

  • Vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty theo quy định tại Điều 165 của Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với quyền và nghĩa vụ được giao;
  •  Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Trình tự, thủ tục khởi kiện người quản lý công ty được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Tòa án căn cứ khoản 5 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2019, 2020) và Điều 166 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đồng thời lưu ý các quy định tại Điều 165 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Điều lệ công ty để thụ lý, giải quyết tranh chấp trong vụ án.

Quyền khởi kiện của chủ sở hữu công ty TNHH

Mẫu đơn khởi kiện
Mẫu đơn khởi kiện

Căn cứ theo Điều 72 Luật doanh nghiệp 2020, thành viên công ty tự mình, hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác do vi phạm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý trong trường hợp sau đây:

  • Vi phạm quy định tại Điều 71 của Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện không kịp thời hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với quyền và nghĩa vụ được giao;
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trường hợp này Tòa án căn cứ khoản 5 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 72 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đồng thời lưu ý các quy định tại Điều 71 của Luật Doanh nghiệp 2020, nghị quyết của Hội đồng thành viên và Điều lệ của công ty để thụ lý, giải quyết vụ án.

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

  • Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015, Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Căn cứ theo Điều 360 BLDS năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì bên vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại cho bên kia, thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, hoặc luật có quy định khác.

Thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Các bên tiến hành thỏa thuận với nhau về mức bồi thường hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết
Các bên tiến hành thỏa thuận với nhau về mức bồi thường hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết

Căn cứ theo Điều 418 BLDS năm 2015, quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:

  • Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  • Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Căn cứ theo Điều 419 BLDS năm 2015, quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như sau:

  • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.
  • Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền.
  • Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc

Như vậy khi người quản lý có hành vi gây thiệt hại cho công ty thì bên bị gây thiệt hại có thể yêu cầu buộc người quản lý phải bồi thường thiệt hại. Các bên tiến hành thỏa thuận với nhau về mức bồi thường hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn hướng dẫn khởi kiện người quản lý do gây thiệt hại cho công ty. Mọi ý kiến thắc mắc liên quan đến quy trình soạn thảo hồ sơ khởi kiện, xin vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được luật sư giải đáp chi tiết. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi./.

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 728 bài viết