Luật Hợp Đồng

Vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng

Hợp đồng là một vấn đề phức tạp. Bên cạnh việc chú ý đến nội dung và hình thức thì chúng ta cần chú ý đến việc các hành vi phạm nghĩa vụ thanh toán và hướng giải quyết trong tranh chấp hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích không bị ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn đọc đồng hành cùng luật sư hợp đồng, giải quyết vấn đề này:

Nghĩa vụ thanh toán bắt buộc trong hợp đồng

Nghĩa vụ thanh toán bắt buộc trong hợp đồng

Quy định về nghĩa vụ thanh toán bắt buộc theo thỏa thuận hợp đồng

Nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đủ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật, trong trường hợp các bên không thỏa thuận.

Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng bao gồm nghĩa vụ thanh toán bắt buộc theo thỏa thuận hợp đồng như nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), tiền dịch vụ, tiền phí, tiền lãi hợp đồng vay và nghĩa vụ thanh toán được yêu cầu do vi phạm nghĩa vụ thanh toán buộc như tiền lãi do chậm thanh toán, lãi suất quá hạn theo quy định của BLDS 2015 hoặc theo quy định tại Luật Thương mại 2005

>>>Xem thêm: Nội dung, điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế

Xác định thời hạn thanh toán theo hợp đồng

Tùy từng loại hợp đồng mà thời hạn thanh toán được xác định khác nhau. Nhưng thời hạn thanh toán (thực hiện nghĩa vụ) nhìn chung sẽ được xác định theo nguyên tắc được quy định tại Điều 278 BLDS 2015 như sau:

  • Nếu các bên có thỏa thuận thời hạn thanh toán thì áp dụng theo thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận sau cùng là thỏa thuận được áp dụng khi có nhiều thỏa thuận về cùng một khoản tiền yêu cầu thanh toán.
  • Trong trường hợp các bên không thỏa thuận thời hạn thanh toán trong hợp đồng, thì thời hạn thanh toán áp dụng theo quy định pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng giao kết.
  • Trong trường hợp các bên không thỏa thuận, pháp luật cũng không quy định về thời hạn thanh toán thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán tiền trong một thời gian hợp lý.

Xác định thời hạn thanh toán theo hợp đồng

Xác định thời hạn thanh toán theo hợp đồng

>>>Xem thêm:  Hoàn cảnh cơ bản của hợp đồng thay đổi thì xử lý như thế nào?

Chế tài phạt chậm thanh toán theo thỏa thuận

Chế tài phạt chậm thanh toán do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Tùy theo từng loại hợp đồng mà chúng ta có mức có chế tài phạt chậm thanh toán phù hợp, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa thì tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 mức phạt hợp đồng không quá 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. Vì vậy, khi xem xét thỏa thuận hợp đồng các bên nên thỏa thuận chế tài phạt chậm thanh toán phù hợp, bên cạnh sự thỏa thuận của các bên, thì cần chú ý quy định của pháp luật, tránh trường hợp sự thỏa thuận không được pháp luật công nhận.

>>>Xem thêm: Lưu ý khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Phương thức giải quyết tranh chấp

Thương lượng, hòa giải

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh mà không cần đến vai trò của bên thứ ba. Khi có tranh chấp các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thương lượng thường được các bên tranh chấp sử dụng trước tiên vì giải quyết tranh chấp bằng phương thức này tiết kiệm về thời gian và tiền bạc, giữ được uy tín và bí mật kinh doanh cho các bên.

Hòa giải là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Hòa giải có ý nghĩa lớn, nó là cho những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, xích mích được dập tắt hoặc không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên tránh được một sự xung đột được giải quyết bằng bạo lực hoặc chiến tranh. Giúp các bên hiểu biết lẫn nhau, giữ gìn cục diện ổn định

Thương lượng, giải quyết

Thương lượng, giải quyết

Giải quyết bởi Trọng tài

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ nhu cầu của chính các thương nhân, doanh nghiệp. Trong quá trình giải quyết, ý chí của các bên luôn được tôn trọng. Các bên có quyền tự do lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên và xác định thủ tục trọng tài nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhất các tranh chấp phát sinh mà ít tốn kém về cả thời gian và kinh phí. Trình tự, thủ tục và điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng được quy định cụ thể trong Luật Trọng tài Thương mại 2010.

Giải quyết bởi Tòa án

Tòa án là một cơ quan trong bộ máy nhà nước thuộc nhánh tư pháp, nhân danh quyền lực của nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt. Bản án của nhà nước sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là trường hợp khi có tranh chấp phát sinh nếu các bên không tự thỏa thuận, hòa giải với nhau thì có thể nộp đơn ra Tòa án, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Các bên cần lưu ý các điều kiện cơ bản về thụ lý, hồ sơ khởi kiện, trình tự thủ tục theo quy định tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng

  • Tư vấn phương án hòa giải, thương lượng trong trường hợp còn khả năng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí;
  • Tư vấn lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết phù hợp theo thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Tư vấn thu thập tài liệu chứng cứ hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn phương án tố tụng tại cơ quan giải quyết tranh chấp;

Soạn thảo văn bản tố tụng

  • Soạn thảo đơn khởi kiện gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
  • Soạn thảo đơn từ liên quan để thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo bản tự khai các văn bản khác theo đúng quy định;
  • Soạn thảo đơn từ cần thiết trong quá trình tố tụng tùy vào từng tranh chấp cụ thể;
  • Soạn thảo bản luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại cơ quan giải quyết tranh chấp.

Đại diện doanh nghiệp giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.

  • Luật sư bảo vệ quyền lợi khách hàng trong quá trình thương lượng, hòa giải với bên tranh chấp;
  • Nhận ủy quyền đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan tố tụng;
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án/Trọng tài.

Trên đây là một số vấn đề hướng dẫn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất dành cho cá nhân. Để được hỗ trợ tư vấn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

5 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết