Luật Hợp Đồng

Lưu ý khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Những điểm cần lưu ý khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?. Căn cứ phát sinh bồi thường và nguyên tắc bồi thường như thế nào. Ai là người có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về các lưu ý khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Lưu ý khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Lưu ý khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

>>> Xem thêm: Gặp rủi ro khi tiêm vắc xin, có được bồi thường không?

Căn cứ xác định phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi có thể là tổ chức, cá nhân với lỗi cố ý hoặc vô ý gây hậu quả.

Thứ hai, hành vi được thực hiện phải là hành vi xâm phạm đến mồ mả một cách trái pháp luật dẫn đến hư hỏng, hủy hoại đến mồ mả như: đập phá, khai quật, di chuyển mồ mả trái với ý muốn của thân nhân người đã chết hoặc trái với quy định của pháp luật, đổ phế thải, uế tạp ngôi mộ, san lấp, làm mất dấu tích ngôi mộ, ….

Thứ ba, có thiệt hại phát sinh do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra thể hiện rõ về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm và hậu quả.

Nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc chung

Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định nguyên tắc chung trong bồi thường thiệt hại như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại

>>> Xem thêm: Yếu tố “lỗi” trong việc xác định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nguyên tắc riêng

Bên cạnh nguyên tắc chung trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 thì còn phải xét đến từng trường hợp cụ thể được quy định từ Điều 594 đến Điều 608 Bộ luật dân sự 2015.

Ví dụ trường hợp bồi thường khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng tại Điều 594 Bộ luật dân sự 2015 có các nguyên tắc riêng như sau:

  • Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
  • Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Nguyên tắc bồi thường khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Nguyên tắc bồi thường khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Cần chứng minh yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng như thế nào?

Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Do đó, người bị thiệt hại khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại

Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

>>> Xem thêm: Thủ tục doanh nghiệp khởi kiện bồi thường chi trả chi phí đào tạo nghề

Xác định thiệt hại

Theo nguyên tắc trong bồi thường thiệt hại thì việc gây thiệt hại đến đâu sẽ có trách nhiệm bồi thường đến đó.

Khi thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại gây ra, trường hợp này người bị thiệt hại sẽ không nhận được bồi thường, tức là người gây ra thiệt hại không có lỗi thì họ không phải bồi thường thiệt hại.

Khi thiệt hại là do lỗi của cả hai bên, người bị thiệt hại vẫn được bồi thường phần thiệt hại do người kia gây ra. Nghĩa là, họ vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ lỗi của mình. Vì vậy, Tòa án cần xác định rõ mức độ lỗi của mỗi bên để ấn định trách nhiệm bồi thường cho tương xứng.

Khởi kiện yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng

Vì đây là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án dân sự cấp huyện nơi bị đơn cư trú theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Trên đây là bài viết tư vấn về các vấn đề pháp lý cần lưu ý khi yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 727 bài viết