Luật Hợp Đồng

Thủ tục thanh lý hợp đồng thương mại

Thủ tục thanh lý hợp đồng thương mại là một thủ tục quan trọng trong các quan hệ mua bán thương mại. Nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về loại thủ tục này do hiện tại có khá ít luật đề cập tới thủ tục thanh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về một số vấn đề liên quan tới thanh lý hợp đồng thương mại mà có thể sẽ giúp ích rất nhiều cho mọi người.

Thủ tục thanh lý hợp đồng thương mại

Thanh lý hợp đồng thương mại là gì?

Bộ Luật Dân Sự hiện nay đã không còn đề cập tới khái niệm thanh lý hợp đồng nữa. Chúng ta có thể tham khảo khái niệm này thông qua Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng nhà nước số 24-LCT/HĐNN8 năm 1989 được quy định tại Điều 28 như sau:

  • Các bên phải cùng nhau thanh lý hợp đồng kinh tế trong trường hợp sau:
  • Hợp đồng kinh tế được thực hiện xong
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó
  • Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ
  • Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 Điều 24 hoặc Điều 25 của Pháp lệnh này.

Điều kiện để thanh lý hợp đồng

Hiện nay không có văn bản nào quy định đến điều kiện để thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng hợp đồng phải được thực hiện theo Bộ Luật Dân Sự 2015, do đó mọi hành vi liên quan tới hợp đồng phải đáp ứng các yêu cầu liên quan tới thỏa thuận, bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết và không làm trái theo Điều 3 Bộ Luật Dân Sự 2015.

Ngoài ra, các trường hợp thanh lý hợp đồng kinh tế được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng nhà nước số 24-LCT/HĐNN8 năm 1989 có một số trường hợp khá tương đồng với Điều 422 Bộ Luật Dân Sự 2015 liên quan tới chấm dứt hợp đồng, cụ thể:

  • Hợp đồng đã được hoàn thành.
  • Theo thỏa thuận của các bên.
  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
  • Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn.
  • Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này.
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, trong một số trường hợp, có thể xem thanh lý hợp đồng là một hình thức của hành vi chấm dứt hợp đồng được quy định trong Bộ Luật Dân Sự 2015.

Người khởi kiện vụ án hành chính có quyền yêu cầu người bị kiện trực tiếp đối thoại không?
Điều kiện để thanh lý hợp đồng

Thủ tục để thanh lý hợp đồng

Nội dung của biên bản thanh lý hợp đồng

Nội dung của biên bản thanh lý hợp đồng bao gồm hai nội dung chính như sau:

  • Điều khoản về thanh lý quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng: Điều khoản này thể hiện việc bạn đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng thương mại và hai bên cam kết sau này không có tranh chấp xảy ra đối với nội dung này.
  • Điều khoản về nghĩa vụ bảo hành: Điều khoản này thể hiện việc hai bên thỏa thuận nghĩa vụ bảo hành của bên bán vẫn tiếp tục còn hiệu lực sau khi hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng và kéo dài cho đến hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cung cấp hàng hóa. Nếu trong hợp đồng cung cấp hàng hóa chưa quy định chi tiết điều này, trong biên bản thanh lý phải làm rõ và hai bên phải cùng đồng ý với những nội dung này.

>> Xem thêm: Biên bản thanh lý hợp đồng vay tiền hiện nay

Căn cứ để lập biên bản thanh lý hợp đồng

Đối với căn cứ để lập biên bản thanh lý hợp đồng thì chúng ta có thể dựa theo hợp đồng chính để lập, cụ thể:

  • Căn cứ vào những điều khoản quy định về chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng trên hợp đồng chính.
  • Căn cứ vào quy định của pháp luật với những đoạn trích dẫn trong hợp đồng chính.

Thẩm quyền ký kết biên bản

Thông thường, người có thẩm quyền ký kết biên bản thanh lý hợp đồng thường là cá nhân, tổ chức có khả năng tham gia vào mối quan hệ hợp đồng dân sự, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.

Đối với quan hệ thương mại, thẩm quyền thường là người đại diện theo pháp luật (nếu là pháp nhân thương mại) hoặc cá nhân là bên tham gia trong giao dịch, thỏa thuận thương mại đó.

Biên bản thanh lý hợp đồng

Nếu Quý khách hàng còn có bất kỳ thắc mắc liên quan tới thủ tục thanh lý hợp đồng thương mại cần được tư vấn luật hợp đồng thì vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp chi tiết. Xin cảm ơn.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết