Luật Hợp Đồng

Thủ tục doanh nghiệp khởi kiện bồi thường chi trả chi phí đào tạo nghề

Để người lao động (NLĐ)có thể làm việc theo nhu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ), thì NSDLĐ sẽ đầu tư chi phí đào tạo nghề cho NLĐ để NLĐ phục vụ cho mình. Tuy nhiên, có những trường hợp NLĐ sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật làm ảnh hưởng quyền lợi của NSDLĐ. Hãy cùng luật sư lao động tìm hiểu thủ tục doanh nghiệp khởi kiện bồi thường chi trả chi phí đào tạo nghề bên dưới: Thủ tục doanh nghiệp khởi kiện bồi thường chi trả chi phí đào tạo nghề Thủ tục doanh nghiệp khởi kiện bồi thường chi trả chi phí đào tạo nghề

>>>Xem thêm: Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm có phải tai nạn lao động

Căn cứ xác định chi phí đào tạo nghề

Khoản 3 Điều 62  Bộ luật Lao động  2019 (BLLĐ 2019) quy định về chi  phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. Pháp luật không quy định về trường hợp bồi thường chi phí đào tạo nghề, quy định tại khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 là căn cứ để NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo nghề, xác định mức chi phí mà NLĐ phải hoàn trả NSDLĐ trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

>>>Xem thêm:  Pháp luật lao động quy định mức lương tối thiểu như thế nào

Xác định mức bồi thường chi phí đào tạo nghề

Trong quá trình lao động, NSDLĐ tiến hành đào tạo nghề cho NLĐ và khi NLĐ nghỉ việc không đúng quy định của pháp luật thì NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo mà NSDLĐ đã bỏ ra để đào tạo NLĐ.

Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định mức mức bồi thường chi phí đào tạo là bao nhiêu, đồng thời cũng không có quy định nào quy định về các khoản bồi thường khác mà NLĐ phải trả cho NSDLĐ. Do đó, rất khó xác định cụ thể NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ là bao nhiêu? Trong trường hợp này cách tốt nhất là hai bên tiến hành thỏa thuận  dựa trên các chi phí đào tạo  mà NSDLĐ đã chi trả chi phí đào tạo nghề cho NLĐ để yêu cầu NLĐ bồi thường chi phí đào tạo. Xác định mức bồi thường chi phí đào tạo nghề

Xác định mức bồi thường chi phí đào tạo nghề

Thủ tục hòa giải có bắt buộc khi yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo ?

Một trong những cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là hoà giải viên. Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019 tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Như  vậy, thủ tục hòa giải là không bắt buộc khi yêu cầu bồi thường chi phí đào tạo giữa NLĐ và NSDLĐ

>>>Xem thêm:  Giải quyết bài toán khi người lao động khi doanh nghiệp giải thể

Thủ tục khởi kiện

Xác định thẩm quyền Tòa án

Căn cứ vào Điều 26, 32 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Điều 35, 37 BLDS 2015 xác định thẩm quyền của Tòa án cấp huyện hay tỉnh như sau:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân ở cấp sơ thẩm
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động ở cấp sơ thẩm đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền. Hoặc nhưng tranh chấp có đương sự ở nước ngoài, cần ủy thác tư pháp.

Căn cứ vào Điều 39 BLTTDS 2015 xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Tòa án nhân dân theo lãnh thổ như sau:

  • Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
  • Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về lao động

Như vậy, cần xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân để Tòa án thụ lý và giải quyết tranh chấp bồi thường chi phí đào tạo nghề.

Đơn khởi kiện và hồ sơ chứng cứ

Hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện và hồ sơ chứng cứ

  • Đơn khởi kiện được viết theo mẫu số 23-DS ban hành đính kèm nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Đồng thời, tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015 quy định đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó…
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
  • Hồ sơ chứng cứ, tài liệu gồm:
  • Hợp đồng và/hoặc các giấy tờ, biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng lao động
  • Các tài liệu chứng cứ liên quan đến chi phí đào tạo
  • Các tài liệu chứng cứ chứng khác liên quan…

Trình tự thụ lý và giải quyết

  • Sau khi nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo, Tòa án sẽ xem xét có thuộc thẩm quyền của mình không? sau đó Thẩm phán sẽ báo cho người khởi kiện biết để người khởi kiện là thủ tục tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí
  • Sau đó Tòa án sẽ tiến hành hòa giải và chuẩn bị xét xử theo quy định của BLTTDS 2015
  • Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
  • Sau khi có bản án sơ thẩm, người khởi kiện có quyền kháng cáo bản án theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn cho phép

Trình tự thụ lý và giải quyết vụ án

Trình tự thụ lý và giải quyết vụ án

 Liên hệ luật sư

Chuyên Tư Vấn Luật luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến của Quý doanh nghiệp để giải đáp các thắc mắc trong thời gian nhanh nhất có thể. Mọi thông tin của khách hàng luôn được lắng nghe qua các nguồn sau:

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Hotline: 1900.63.63.87
  • Fanpage: LUẬT LONG PHAN
  • Zalo: Công Ty Luật Long Phan
  • Trụ sở Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng Quận 1: Tầng trệt, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
  • Văn phòng kho: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là một số hướng thủ tục doanh nghiệp khởi kiện bồi thường chi trả chi phí đào tạo nghề. Nếu Quý độc giả cần hỗ trợ gửi hồ sơ, tài liệu tư vấn hoặc cần đặt lịch luật sư tư vấn trực tiếp các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn! 

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 786 bài viết