Luật Hợp Đồng

Những điểm lưu ý trong hợp đồng ủy quyền lại

Trên thực tế, bên được ủy quyền vì một số lý do mà không thể thực hiện được công việc đã được giao phó. Trong trường hợp đó, pháp luật cho phép bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác. Vậy khi lập hợp đồng ủy quyền lại cần lưu ý những điểm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về Những điểm lưu ý trong hợp đồng ủy quyền lại, kính mời các bạn cùng theo dõi.
Những điểm lưu ý trong hợp đồng ủy quyền lại

Quy định pháp luật về ủy quyền lại

Ủy quyền là một chế định quan trọng trong Luật Dân sự. Mục đích của việc ủy quyền là giúp thực hiện công việc của bên ủy quyền. Trong thực tế không phải bao giờ cá nhân, pháp nhân được đã được ủy quyền cũng có thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ dân sự. Việc các chủ thể không trực tiếp tham gia hoặc khi đã tham gia vào một quan hệ nhất định nhưng không có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ thay cho người ủy quyền ban đầu có nhiều lý do khác nhau. Do đó, để bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền lại cho người thứ ba thay mặt mình thực hiện các hành vi dân sự thông thường qua hợp đồng ủy quyền lại. Như vậy, ủy quyền lại được hiểu là bên được ủy quyền ủy quyền người thứ ba thay mặt mình thực hiện công việc đã được ủy quyền. Theo đó, Điều 546 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác khi:
  • Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
  • Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
>>> Xem thêm: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền bán nhà đất

Những điểm lưu ý trong hợp đồng ủy quyền lại

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, hợp đồng ủy quyền lại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền lại có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền ban đầu, còn bên ủy quyền lại chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, khi giao kết hợp đồng ủy quyền lại cần lưu ý một số điểm sau:
  • Hình thức hợp đồng ủy quyền lại

Khi ủy quyền lại các bên phải xác lập hợp đồng làm cơ sở pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu. Quy định này nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động ủy quyền lại, tránh trường hợp bên được ủy quyền và được ủy quyền lại bắt tay nhau gây bất lợi cho bên ủy quyền. Ví dụ: hợp đồng ủy quyền được lập thành văn bản có công chứng thì hợp đồng ủy quyền lại cũng phải lập thành văn bản có công chứng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý về hợp đồng ủy quyền lại
  • Về nội dung hợp đồng ủy quyền lại

Thứ nhất, về các hành vi pháp lý

Vì đối tượng của ủy quyền cho người thứ ba là những hành vi pháp lý, cho nên những hành vi này phải không bị pháp luật cấm và không trái với đạo đức xã hội. Hành vi đó thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lý nhất định. Trên cơ sở hợp đồng ủy quyền cho người thứ ba, người thứ ba với tư cách của người đã ủy quyền lại có nghĩa vụ phải thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền.

Thứ hai, về phạm vi ủy quyền lại.

Khi xác lập hợp đồng ủy quyền, các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về phạm vi ủy quyền, tức phạm vi những công việc, hành vi mà bên được ủy quyền được xác lập, thực hiện. Theo đó, bên được ủy quyền chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi đó, các giao dịch do người không có thẩm quyền thực hiện bị xem là vô hiệu.

Thứ ba, về thời hạn ủy quyền lại.

Thời hạn ủy quyền lại sẽ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên trong hợp đồng cần nêu rõ thời hạn ủy quyền lại là bao lâu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền lại.

Khi ký kết hợp đồng ủy quyền cho người thứ ba, bên được ủy quyền lại phải có nghĩa vụ thực hiện công việc theo ủy quyền và phải báo cho bên ủy quyền lại về việc thực hiện công việc đó. Người được ủy quyền lại chỉ được thực hiện những hành vi trong phạm vi ủy quyền đã được ghi trong hợp đồng ủy quyền lại phù hợp với phạm vi trong hợp đồng ủy quyền ban đầu giữa bên ủy quyền và bên ủy quyền lại. >>> Xem thêm: Thời hạn của hợp đồng ủy quyền trong bao lâu?

Dịch vụ Luật sư liên quan đến ủy quyền lại và giải quyết tranh chấp liên quan đến ủy quyền lại

Tư vấn các vấn đề liên quan đến ủy quyền lại

  • Tư vấn về quy định pháp luật về ủy quyền lại;
  • Tư vấn về những điểm lưu ý trong hợp đồng ủy quyền lại;
  • Tư vấn về phương án tối ưu khi xảy ra tranh chấp;
  • Các nội dung khác có liên quan.

Tư vấn soạn thảo hợp đồng ủy quyền lại và các giấy tờ liên quan

  • Soạn thảo hợp đồng ủy quyền lại;
  • Soạn thảo các giấy tờ liên quan đến ủy quyền lại;
  • Tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ;
  • Các công việc khác có liên quan.

Đại diện thực hiện các thủ tục khi có yêu cầu

  • Đánh giá, chỉnh sửa hợp đồng;
  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện thực hiện các thủ tục tại Tòa án hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp khác;
  • Tiến hành thu thập chứng cứ;
  • Làm việc với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Các thủ tục pháp lý có liên quan khác.
Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp liên quan đến ủy quyền lại
>>> Xem thêm: Tư vấn rủi ro hợp đồng khi ủy quyền định đoạt nhà đất

Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ

Quy trình cung cấp dịch vụ của chúng tôi gồm các bước: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng đối với vụ việc về pháp luật hình sự cần hỗ trợ giải quyết; Bước 2: Hội đồng luật sư tiếp nhận và báo phí dịch vụ nếu có thể hỗ trợ theo yêu cầu của khách hàng; Bước 3: Khách hàng và Chuyên tư vấn Luật ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận; Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và đưa ra phương án xử lý theo các phương thức như trên; đồng thời tư vấn cho khách hàng những ưu, khuyết điểm của từng phương án cũng như thực hiện công việc theo thoả thuận. Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý theo các phương thức trên và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Chúng tôi cam kết sẽ mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng với các tiêu chí:
  • An tâm về chất lượng dịch vụ: Công ty luật có đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao, hiểu biết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Chúng tôi thực hiện cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối và cập nhật thường xuyên tiến trình thực hiện yêu cầu của quý khách
  • Hiệu quả: Vụ việc được xử lý nhanh gọn, đảm bảo đúng luật, triệt tiêu các rủi ro pháp lý về sau
  • Chi phí rõ ràng, cụ thể, căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc và đảm bảo hỗ trợ tối đa phí theo khả năng tài chính của khách hàng.

Thông tin liên hệ Luật sư

Để tìm hiểu thông tin về chúng tôi, đánh giá chúng tôi có thể đáp ứng được các yêu cầu của Quý khách hàng hay không. Xin đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua các hình thức sau: + Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. + Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Trên đây là tư vấn về Những điểm lưu ý trong hợp đồng ủy quyền lại. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật Hợp đồng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn luật hợp đồng nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 781 bài viết