Luật Đất Đai

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền bán nhà đất

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền bán nhà đất là thắc mắc thường gặp của khách hàng, khi nhà đất là lĩnh vực phổ biến, những giao dịch liên quan đến vấn đề này thường xuyên diễn ra trên thực tế. Khi gặp phải những giao dịch này, đôi khi, các bên sẽ lúng túng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng ủy quyền bán nhà đất được quy định như thế nào. Mời quý bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này.

Khái quát về hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền bán nhà đất là hợp đồng dân sự thường gặp trên thực tế

Hợp đồng ủy quyền bán nhà đất là hợp đồng dân sự thường gặp trên thực tế

>>Xem thêm: Ủy Quyền Nhờ Quản Lý Nhà Đất Có Được Bán Không?

Khái niệm và đặc điểm

Theo Điều 562 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là hợp đồng dân sự thông dụng theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng ủy quyền có những đặc điểm:

  • Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng song vụ.

o   Bên uỷ quyền có quyền yêu cầu bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên uỷ quyền.

o   Bên được uỷ quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền trong quan hệ với người thứ ba.

  • Hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù.

o   Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền nhận thù lao thì hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có đền bù.

o   Nếu bên thực hiện việc uỷ quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc uỷ quyền mang tính chất giúp đỡ, tương ttợ bên uỷ quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.

  • Đối tượng của hợp đồng này là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện.

Chủ thể của hợp đồng ủy quyền

Chủ thể của hợp đồng ủy quyền gồm:

  • Bên ủy quyền;
  • Bên được ủy quyền.

Thời hạn hợp đồng ủy quyền

Điều 563 BLDS 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền nhà đất

Thế nào là hợp đồng ủy quyền nhà đất?

Là một dạng của hợp đồng ủy quyền, hợp đồng ủy quyền nhà đất là việc người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện các giao dịch liên quan như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở … thông qua hợp đồng ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền nhà đất cần có những nội dung gì?

Theo Điều 398 BLDS 2015, các bên có quyền thỏa thuận về nội dung hợp đồng.

Tương tự các loại hợp đồng khác, hợp đồng ủy quyền nhà đất bao gồm những nội dung như quy định tại BLDS, nhưng cần lưu ý một số nội dung quan trọng sau:

  • Phạm vi ủy quyền;
  • Thời hạn ủy quyền;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Thù lao mà bên được ủy quyền nhận được;
  • Cách giải quyết tranh chấp…

Các bên có quyền thỏa thuận nội dung của hợp đồng

Các bên có quyền thỏa thuận nội dung của hợp đồng

>>> Xem thêm:  Ủy quyền bán nhà đất khi đang ở nước ngoài

Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền nhà đất

Căn cứ theo Điều 565 và 567 BLDS 2015, nghĩa vụ của bên được ủy quyền và bên ủy quyền được quy định như sau:

Đối với bên được ủy quyền

  • Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định.

Đối với bên ủy quyền

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Để đảm bảo giá trị pháp lý cao nhất thì các bên nên công chứng hợp đồng ủy quyền

Để đảm bảo giá trị pháp lý cao nhất thì các bên nên công chứng hợp đồng ủy quyền

Hệ quả pháp lý khi bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ

Khi bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền, bên được ủy quyền có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.

Cần lưu ý những gì khi mua bán nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền?

Giao kết hợp đồng ủy quyền với đất ở, nhà ở chứa đựng nhiều rủi ro đối với người mua, vì vậy việc ủy quyền bán đất phải có giấy ủy quyền và cần được công chứng, chứng thực để đảm bảo giá trị pháp lý.

Để đảm bảo giá trị pháp lý cao nhất thì bạn có thể thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền tại Ủy ban nhân dân hoặc Phòng công chứng/ Văn phòng công chứng.

Bên được ủy quyền chuyển nhượng nhà, đất cho người khác có hợp pháp không?

Việc người đại diện ủy quyền đó có thể bán đất cho người khác sẽ phụ thuộc vào phạm vi giới hạn bạn ủy quyền cho người đó vì người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi người ủy quyền ủy quyền lại cho họ mà không được thực hiện vượt quá thẩm quyền ( Điều 141 BLDS 2015).

* Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho bên thứ ba khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Việc ủy quyền lại phải được bên bên ủy quyền đồng ý hoặc do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được;
  • Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu;
  • Hợp đồng ủy quyền lại có hình thức phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Người được ủy quyền lại cũng có quyền, nghĩa vụ đối với người ủy quyền lại như người ủy quyền lại đối với người ủy quyền.

Lưu ý: Nếu người được ủy quyền đó thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi được ủy quyền thì giao dịch giữa người đó với người thứ ba sẽ vô hiệu (điều 143 BLDS 2015).

Với việc được quy định cụ thể như trên, người được ủy quyền sẽ không được tự ý bán đất cho người khác nếu việc này không nằm trong phạm vi ủy quyền mà người ủy quyền đã ủy quyền cho họ. Nếu cố ý vượt quá quyền hạn, phạm vi ủy quyền thì sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nếu gây ra hậu quả.

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền bán nhà đất. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được  LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 988 bài viết