Luật Hợp Đồng

Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong giải quyết tranh chấp thương mại

Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong giải quyết tranh chấp thương mại đã được pháp luật quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự và Luật thương mại. Tranh chấp thương mại là không thể tránh khỏi trong thời kỳ kinh tế phát triển hiện nay. Phạt vi phạmbồi thường thiệt hại là hai chế tài phổ biến trong hợp đồng khi xảy ra tranh chấp thương mại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về hai loại chế tài này.

Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong giải quyết tranh chấp thương mại

Mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong giải quyết tranh chấp thương mại

>>> Xem thêm: Quy định pháp luật về mức phạt vi phạm đối với các loại hợp đồng thông dụng

Các căn cứ phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là các chế tài một bên có quyền áp đặt lên bên vi phạm hợp đồngquỵ định cụ thể như sau:

Phạt vi phạm: các bên chỉ có thể áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận sẽ bị phạt vi phạm trong hợp đồng. Tức là việc phạt vi phạm chỉ áp dụng khi các bên đã có thỏa thuận về việc này trong hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại: Các bên có thể áp dụng chế tài này dù không có thỏa thuận trước đó trong hợp đồng, chỉ cần có đầy đủ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó bao gồm:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  • Có thiệt hại thực tế;
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế.

Căn cứ: Điều 300,301,302 và 303 Luật Thương mại 2005 (LTM)

Các căn cứ phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Hiệu lực hợp đồng

Các quy định về phạt vi phạm đều nằm trong phần thực hiện hợp đồng (Bộ luật Dân sự 2015) và phần chế tài trong Luật Thương mại 2005. Điều này có nghĩa là phạt vi phạm chỉ có giá trị khi hợp đồng có hiệu lực. Khi hợp đồng có hiệu lực thì các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận mới có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên. Ngược lại, nếu hợp đồng vô hiệu thì thỏa thuận phạt vi phạm cũng không có hiệu lực pháp luật.

Hành vi vi phạm hợp đồng

Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 quy định: “Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”.

Có hành vi vi phạm hợp đồng

Có hành vi vi phạm hợp đồng

Như vậy, với quy định trên thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

>>> Xem thêm: Án phí khi các bên thỏa thuận tranh chấp thương mại tại Tòa án được tính như thế nào?

Thỏa thuận phạt vi phạm

Giữa các bên phải có thỏa thuận phạt vi phạm, theo quy định của Điều 418, BLDS 2015 thì mức phạt do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Như vậy, trách nhiệm chịu phạt vi phạm chỉ phát sinh khi các bên có thỏa thuận về nội dung này trong hợp đồng. Cụ thể, các bên có quyền tùy nghi quyết định về : (1) các trường hợp được coi là vi phạm hợp đồng; (2) mức phạt vi phạm và (3) Nghĩa vụ chịu phạt vi phạm đồng thời với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Các mức phạt vi phạm được quy định cụ thể theo lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, đơn cử:

  • Mức phạt vi phạm là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm – áp dụng với các hợp đồng thương mại – căn cứ Điều 301 Luật Thương mại 2005
  • Không quá 12% đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công – áp dụng với hợp đồng xây dựng (căn cứ khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020).
  • Pháp luật không quy định giới hạn mức phạt vi phạm đối với các hợp đồng dân sự

 

Thỏa thuận phạt vi phạm

Thỏa thuận phạt vi phạm

Giải quyết tranh chấp thương mại

Thương lượng

Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Thương lượng có thể bao gồm:

  • Các bên tự thương lượng;
  • Các bên yêu cầu 1 bên thứ ba có chức năng hòa giải để tiến hành thương lượng. Lúc này, thủ tục thương lượng, hòa giải được thực hiện theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.

Hòa giải

Hòa giải là các bên tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải) cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.

Giải quyết bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng hình thức trọng tài là việc thông qua trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập, nhằm chấm dứt những bất đồng, xung đột giữa các bên bằng việc trọng tài đưa ra một phán quyết buộc các bên phải thực hiện.

Tòa án

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên thông qua cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết.

>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp là bao lâu?

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Mức vi phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong giải quyết tranh chấp thương mại. Nếu quý khách đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc góp ý vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (12 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 715 bài viết