Luật Hợp Đồng

Quy định pháp luật về mức phạt vi phạm đối với các loại hợp đồng thông dụng

Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, vì thế thường xảy ra tranh chấp. Bên cạnh chế tài ngừng thực hiện hợp đồng thì còn một số chế tài khác như buộc thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm. Hãy cùng luật sư tìm hiểu các quy định pháp luật về mức phạt vi phạm đối với các loại hợp đồng thông dụng

các loại hợp đồng thông dụng

Các loại hợp đồng thông dụng

Định mức phạt vi phạm đối với một số loại hợp đồng thông dụng

Hợp đồng là một lĩnh vực rất rộng, có ở hầu hết trong quan hệ giao dịch trong cuộc sống, chúng ta không thể nói cụ thể hết tất cả loại hợp đồng trong bài viết này. Bài viết này chỉ nêu ra một số loại hợp đồng thông dụng và thường xuyên xảy ra tranh chấp trên thực tế để ta hiểu rõ hơn về quy định phạt vi phạm trong quan hệ hợp đồng.

  • Hợp đồng dân sự: Quy định về phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 418 BLDS 2015. Theo đó, phạt vi phạm được thực hiện theo hướng do các bên tự  thỏa thuận với nhau, nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận thì sẽ không áp dụng phạt vi phạm. Đồng thời, trong hợp đồng dân sự cũng không hạn chế mức phạt tối đa là bao nhiêu mà phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.
  • Hợp đồng thương mại: Luật thương mại 2005 quy định phạt vi phạm tại Điều 301 theo hướng do các bên tự thỏa thuận nhưng hạn chế mức phạt tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trừ một số trường hợp được quy định.
  • Hợp đồng xây dựng: Trong hợp đồng xây dựng, phạt vi phạm cũng được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, thì mức phạt không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm được quy định tại điểm c khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng năm 2014 số 62/2020/QH2014 và Điều 146 Luật xây dựng 2014.

hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng

>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng gia công do vi phạm về quy chuẩn, chất lượng sản phẩm

Có thể kết hợp phạt vi phạm và các chế tài khác trong hợp đồng?

Tại Điều 418 BLDS 2015 quy định về sự kết hợp giữa chế tài phạt vi phạm có thể kết hợp với chế tài khác nếu các bên có thỏa thuận, có thể kết hợp giữa vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trong hợp đồng thương mại, các bên có thể thỏa thuận chọn sự kết hợp giữa các chế tài. Nếu không có sự thỏa thuận giữa các bên, chế tài phạt vi phạm có thể kết hợp với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo quy định tại Điều 299 Luật Thương mại 2005.

Luật xây dựng cũng quy định theo hướng tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, các bên trong hợp đồng xây dựng có thể tự thỏa thuận với nhau về các loại chế tài trong hợp đồng cũng như sự kết hợp giữa các loại chế tài đó.  Pháp luật không hạn chế hay bắt buộc sự kết hợp nào. Điều này được thể hiện tại Điều 146 Luật xây dựng 2014.

>>>Xem thêm: Hợp đồng vay vốn giữa các doanh nghiệp với nhau thì áp dụng lãi suất như thế nào?

Quy định pháp luật về việc mức phạt vi phạm vượt quá định mức cho phép ?

Đối với hợp đồng dân sự, vì pháp luật không hạn chế mức phạt nên không quy định về việc mức phạt vi phạm vượt quá định mức cho phép. Vì vậy, trong quan hệ hợp đồng dân sự, các có thể tự do thỏa thuận mức phạt vi phạm mà không sợ vượt quá mức pháp luật quy định.

Đối với hợp đồng thương mại và hợp đồng xây dựng, pháp luật có quy định mức giới hạn phạt vi phạm trong một số trường hợp. Tuy nhiên, cả hai luật này đề không quy định việc xử lý đối với trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm vượt quá giới hạn sẽ được xử lý như thế nào? Hướng xử lý chung đối với trường hợp này thì khoảng vượt quá đó sẽ không có hiệu lực tương tự quy định tại Điều 418 BLDS 2015 hay sẽ bị vô hiệu phần vượt đó theo quy định tại Điều 130 BLDS.

pháp luật quy định về mức phạt vi pha,j vượt quá định mức cho phép

Pháp luật quy định về mức phạt vi phạm vượt quá định mức cho phép

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản quy định pháp luật về mức phạt vi phạm đối với các loại hợp đồng thông dụng. Nếu Quý độc giả cần hỗ trợ gửi hồ sơ, tài liệu tư vấn hoặc cần đặt lịch luật sư tư vấn trực tiếp các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, đóng góp ý kiến xin vui lòng liên hệ tới email chuyentuvanluat@gmail.com

4.7 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết