Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là loại hợp đồng rất thông dụng hiện nay. Vì vậy, những lưu ý về hình thức hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cũng là một vấn đề hiện đang nhiều cá nhân/doanh nghiệp quan tâm khi tiến hành kinh doanh và thuê mặt bằng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc, kính mời các bạn cùng theo dõi.
Những lưu ý về hình thức hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh
Mục Lục
Hình thức hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là gì?
- Điều 472 BLDS 2015 (Bộ luật Dân sự 2015) quy định hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định và bên thuê phải trả tiền thuê.
- Mặt bằng kinh doanh là một loại tài sản, căn cứ theo Điều 105 BLDS 2015 thì tài sản có thể là động sản, hoặc bất động sản.
- Vì vậy, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh mang bản chất của một hợp đồng thuê tài sản, đó là sự thỏa thuận về việc thuê một mặt bằng, không gian hoặc văn phòng để hoạt động kinh doanh.
- Theo đó bên cho thuê giao tài sản lại cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định và bên thuê phải trả tiền thuê để khai thác tài sản đó.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cho thuê mặt bằng kinh doanh
Hình thức của hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
- Bên cạnh BLDS 2015, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh còn chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản 2014;
- Theo đó, hợp đồng phải được lập thành văn bản. Luật Kinh doanh bất động sản quy định nếu các bên chuyển nhượng là hộ giá đình, cá nhân thì hợp đồng phải được lập thành văn bản và công chứng hoặc chứng thực;
- Trường hợp bên chuyển nhượng là chủ đầu tư dự án, pháp nhân thì hợp đồng không bắt buộc phải công chứng chứng thực;
- Như vậy, nếu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh được xác lập bằng các hình thức khác như lời nói, hành vi nhất định thì có nguy cơ bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm các quy định về hình thức
Căn cứ: Điều 3, 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Bộ luật Dân sư 2015
Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh có cần phải công chứng, chứng thực?
- Trường hợp các bên có hoạt động đầu tư kinh doanh mặt bằng thì thực hiện việc công chứng, chứng thực theo
- Trường hợp thuê nhà ở để vừa sử dụng cho sinh hoạt và vừa dùng để làm mặt bằng kinh doanh thì căn cứ vào , đối với trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng (trừ khi các bên có nhu cầu);
- Như vậy, không phải trường hợp nào không công chứng cũng dẫn đến việc hợp đồng vô hiệu
Căn cứ: Điều 17, Luật Kinh doanh bất động sản 2014; Luật nhà ở năm 2014
Hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh có cần công chứng, chứng thực không?
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh có phải báo với cơ quan chức năng?
Tương tự như việc công chứng, chứng thực thì không phải mọi hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh đều phải báo với cơ quan có thẩm quyền, phần lớn lớn các trường hợp khi thành lập công ty đều không yêu cầu hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh tại bước nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp hiện nay, hai trường hợp bắt buộc phải kèm theo hợp đồng thuê mặt bằng (hợp đồng thuê nhà/ hợp đồng thuê văn phòng) trong hồ sơ thành lập công ty, đó là:
- Địa chỉ trụ sở chính công ty không rõ ràng, không thể hiện được địa chỉ cụ thể của trụ sở công ty;
- Địa chỉ công ty đặt tại tòa nhà hỗn hợp hoặc không có chức năng kinh doanh văn phòng
>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà vô hiệu khi nào?
Như vậy, hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh là loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản tuy nhiên không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Bên cạnh đó, chỉ có một số trường hợp khi lập hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh cần phải báo với cơ quan có thẩm quyền như đã đề cập ở trên. Trên đây là tư vấn về Những lưu ý về hình thức hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật hợp đồng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!