Luật Hợp Đồng

Hợp Đồng Thuê Nhà Vô Hiệu Khi Nào?

Hợp đồng thuê nhà vô hiệu khi nào là câu hỏi dành được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Hình thức của HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc cho thuê nhà. Khi giao kết hợp đồng thuê nhà tiềm ẩn rất nhiều rủi ro dẫn đến vô hiệu hợp đồng. Vậy khi nào hợp đồng sẽ vô hiệu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin.

Quy định pháp luật về vô hiệu của hợp đồng thuê nhà

 

Quy định về hợp đồng thuê nhà

Quy định về hợp đồng thuê nhà

Căn cứ tại Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng thuê nhà là một dạng của hợp đồng thuê tài sản, là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng thuê nhà là một trong những văn bản quan trọng thể hiện ý chí, sự thỏa thuận giữa người đi thuê nhà và người cho thuê nhà về: mục đích cho thuê nhà (để ở, kinh doanh,..), giá thuê, thời hạn thanh toán tiền thuê nhà, nghĩa vụ cải tạo, sửa chữa nhà ở và các vấn đề khác do hai bên tự nguyện thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà.

Điều kiện để hợp đồng thuê nhà có hiệu lực

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thuê nhà

Điều kiện về nội dung của hợp đồng thuê nhà

Căn cứ tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thuê nhà có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng thuê nhà được xác lập;
  • Mục đích và nội dung của việc thuê nhà và cho thuê nhà không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Người thuê nhà và người cho thuê nhà xác lập hợp đồng một cách hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc.

Điều kiện về hình thức của hợp đồng thuê nhà.

Tại khoản 2, Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Dẫn theo đó, Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định hình thức của hợp đồng về nhà ở phải được lập thành văn bản, không yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, hợp đồng thuê nhà cũng là một trong những hợp đồng thuê bất động sản, nếu ký hợp đồng với một tổ chức, các nhân hoạt động kinh doanh bất động sản thì sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Trong trường hợp này phải áp dụng theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

Hậu quả pháp lý của hợp đồng thuê nhà vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng thuê nhà (giao dịch dân sự) vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Khi hợp đồng thuê nhà vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập;
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Do đó có thể thấy rằng việc hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng mà không được pháp luật thừa nhận, do đó các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, xem xét đến yếu tố lỗi của các bên để xác định thiệt hại do đã dẫn đến tình trạng vô hiệu của hợp đồng dân sự.

Giải quyết tranh chấp khi hợp đồng thuê nhà ở vô hiệu

Theo Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 thì khi hợp đồng thuê nhà vô hiệu, hai bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận do không làm phát sinh giao dịch. Tuy nhiên bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường,

Đồng thời tại khoản 4, Điều 132 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở. Nếu đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp Hợp đồng thuê nhà vô hiệu khi nào? Nếu có bất kì vướng mắc liên quan đến pháp luật hợp đồng, quý khách hàng hãy liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật theo HOTLINE: 1900 63 63 87 để được LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG hỗ trợ tư vấn tận tình, chu đáo. Xin cảm ơn.

 

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết