Giao kết hợp đồng bảo hiểm là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý về việc thực hiện xác lập các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng bảo hiểm. Các bên có quyền tự do giao kết hợp đồng bảo hiểm tuy nhiên phải đảm bảo phù hợp theo pháp luật quy định về hợp đồng. Theo dõi bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật để biết thêm các nội dung liên quan.
Hình thức và bằng chứng
Mục Lục
Quy định chung về giao kết hợp đồng bảo hiểm
Về hình thức hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hình thức hợp đồng bảo hiểm phải bằng văn bản.
Không được sử dụng hình thức khác như bằng miệng hay bằng giao dịch điện tử. Văn bản này được lập thành ít nhất hai bản, một bản là bên mua bảo hiểm giữ, một bản do bên nhận bảo hiểm (doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm) giữ, nhằm đảm bảo các bên đều nắm rõ và thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm, đồng thời tránh trường hợp mất hợp đồng mà không có căn cứ để giải quyết tranh chấp (không có hợp đồng).
Về bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): Là loại chứng từ do doanh nghiệp bảo hiểm cấp cho chủ thể được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm các thông tin cần thiết về thực hiện bảo hiểm giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
- Đơn bảo hiểm: Là văn bản mang tính pháp lý ghi nhận yêu cầu của chủ thể tham gia bảo hiểm trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, bao gồm các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm; các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm và việc tính toán phí bảo hiểm.
- Điện báo, telex, fax: Là các chứng cứ chứng minh hoạt động bảo hiểm của bên doanh nghiệp bảo hiểm (bên nhận bảo hiểm)
- Các hình thức khác do pháp luật quy định
Các bằng chứng giao kết hợp đồng trên không thể thay thế hợp đồng bảo hiểm, thay vào đó được coi là văn bản đi kèm, có giá trị chứng minh, bổ sung hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm chưa quy định chi tiết về một số vấn đề trong hoạt động bảo hiểm. Ngoài ra, bằng chứng giao kết hợp đồng trong nhiều trường hợp có thể được xuất trình để bên nhận bảo hiểm thực hiện trách nhiệm thanh toán thay cho hợp đồng bảo hiểm.
Giao kết hợp đồng
Trách nhiệm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm theo luật định
Căn cứ Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
- Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
- Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
- Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
- Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
- Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
- Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;
- Cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
- Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Lưu trữ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật;
- Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định quyền và nghĩa vụ bên mua bảo hiểm
Quyền của bên mua bảo hiểm
- Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
- Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 22 và Điều 35 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
- Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
- Đọc và hiểu rõ điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và nội dung khác của hợp đồng bảo hiểm;
- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong giám định tổn thất;
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm khi giao kết
Hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
Căn cứ Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp thông tin nếu vi phạm sẽ chịu các hậu quả pháp lý:
- Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
- Trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (nếu có).
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).
Luật sư tư vấn các vấn đề về bảo hiểm
- Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
- Luật sư soạn thảo, review hợp đồng bảo hiểm
- Tư vấn các quy định về hợp đồng bảo hiểm
- Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch
- Tư vấn các bằng chứng, hình thức cụ thể để minh chứng giao kết
- Tư vấn hỗ trợ trình tự thủ tục tranh tụng khi phát sinh tranh chấp
Tiến hành ký kết giao dịch phải chuẩn bị kỹ hợp đồng nhằm đảm bảo được quyền lợi của mình cũng như an toàn cho mối quan hệ giao dịch. Hình thức và bằng chứng là điều thiết yếu vì sẽ giảm thiểu tối đa mức độ nguy hiểm khi xảy ra tranh tụng.Nếu quý khách hàng có thắc mắc liên quan hoặc muốn được Luật sư Hình sự tư vấn pháp luật, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.