Luật Hôn Nhân Gia Đình

Có được khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình?

Có được khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình  là vấn đề đang được quan tâm của nhiều gia đình. Xã hội ngày nay tình trạng này đã và đang diễn ra ngày càng nhiều, đe dọa hạnh phúc của nhiều gia đình. Để ngăn chặn hành vi này, người bị ảnh hưởng có thể thực hiện tố cáo hoặc khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền. Chi tiết về việc khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình sẽ được thông tin trong bài viết này. 

Có được khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình?

Có được khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình?

Xử phạt hành vi phá hoại tình cảm gia đình người khác

Xử phạt hành chính

Căn cứ Khoản 1 Điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị phạt:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

  • Đang có vợ/chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn với người mình biết rõ là đang có chồng/vợ;
  • Đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ đang có chồng/vợ.

Xử phạt hình sự

Hành vi phá hoại tình cảm gia đình người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có thể phải chịu hình phạt như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Tùy theo mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi phá hoại gia đình gây ra, mà người phạm tội có thể chịu mức hình phạt khác nhau. 

>>> Xem thêm: Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý thế nào?

Xử lý hành vi phá hoại gia đình người khác

Hướng giải quyết khi bị người khác phá hoại tình cảm gia đình

Tố cáo 

Cá nhân có thể thực hiện tố cáo hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác theo quy định Luật Tố cáo 2018. Khi tố cáo cần xác định những nội dung sau:

  1. Về hình thức tố cáo phá hoại tình cảm gia đình theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định, người tố cáo có quyền tố cáo bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  2. Về nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật tố cáo 2018:
  • Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.
  • Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
  1. Về hồ sơ tố cáo cần có:
  • Đơn tố cáo;
  • CMND/CCCD của người làm đơn;
  • Căn cứ thể hiện quan hệ hôn nhân hợp pháp với người bị tố cáo;
  • Căn cứ chứng minh hành vi phá hoại gia đình là có thật, khách quan;
  • Các hồ sơ tài liệu khác có liên quan;
  • Về thời hạn giải quyết tố cáo: Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
  1. Về thẩm quyền giải quyết tố cáo: Căn cứ theo Luật Tố cáo 2018, thẩm quyền giải quyết là Ủy ban nhân dân các cấp, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan cảnh sát điều tra cấp có thẩm quyền.

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và sức khỏe

Theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi cho rằng mình bị thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và sức khỏe thì cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết nhằm đảm bảo công bằng trong xã hội. Khi khởi kiện, cần thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định thì mới được Tòa án thụ lý giải quyết đơn kiện:

  • Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện và có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  • Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
  • Vẫn còn thời hiệu khởi kiện;
  • Vụ án vẫn chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu bồi thường căn cứ Khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện phải gồm các nội dung:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện.
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.
  • Tên, nơi cư trú/trụ sở của bên khởi kiện; người bị kiện; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện để chứng minh mức thiệt hại của bản thân thì người khởi kiện cũng cần nộp kèm đơn khởi kiện.
                                           Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường 

Thủ tục khởi kiện người thứ ba phá hoại tình cảm gia đình

  1. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
  • Đơn khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp
  • Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu gia đình;

Khi muốn khởi kiện, cần xem xét đến mẫu đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện cần có các nội dung chính theo Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và đảm bảo bố cục đơn khởi kiện theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Lưu ý:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
  1. Thẩm quyền giải quyết
  • Tòa án nơi người bị kiện cư trú, làm việc;
  • Tòa án nơi nguyên đơn nơi cư trú, làm việc;
  • Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể.

Thẩm quyền theo cấp: Là việc xét xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp:

  • Về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28;
  • Về kinh doanh, thương mại tại khoản 1 Điều 30;
  • Về lao động theo Điều 32;
  • Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết:

  • Tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài);
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thẩm quyền theo lãnh thổ được thực hiện theo các bước sau:

  • Xét đối tượng tranh chấp
  • Xét sự thỏa thuận bằng văn bản của các đương sự: về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú làm việc, trụ sở của nguyên đơn giải quyết;
  • Xét xem nguyên đơn có quyền tự mình chọn Tòa án trong một số trường hợp đặc biệt theo Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Nếu đối tượng tranh chấp không là bất động sản và nguyên đơn, bị đơn không có thỏa thuận hoặc nguyên đơn không có quyền chọn Tòa án thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có quyền giải quyết.

Như vậy, Tòa án Nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện phá hoại hạnh phúc gia đình người khác. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

  1. Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết

Trước khi nộp đơn khởi kiện, cần:

  • Xác định điều kiện khởi kiện;
  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí.

Trình tự thủ tục như sau:

  1. Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau:
  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Tòa án nhận và xử lý đơn:

  • Xem xét thụ lý vụ án;
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

3. Tòa án thụ lý vụ án khởi kiện tranh chấp yêu cầu bồi thường.

Dịch vụ tư vấn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại từ hành vi phá hoại gia đình người khác

Luật sư chuyên tư vấn luật sẽ tư vấn chi tiết cho khách hàng:

  • Tư vấn xử phạt hành vi phá hoại gia đình người khác;
  • Tư vấn mức phạt hành chính, hình sự hành vi phá hoại gia đình người khác;
  • Tư vấn tố giác tội phạm;
  • Tư vấn bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, sức khỏe;
  • Hướng dẫn soạn đơn tố giác, đơn khởi kiện;
  • Soạn văn bản phục vụ giải quyết vụ án, gửi cơ quan có thẩm quyền;
  • Đại diện theo ủy quyền thực hiện thủ tục và công việc phục vụ giải quyết vụ án.

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Khi bị thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm từ hành vi phá ngoại gia đình thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại này. Nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần luật sư chuyên tư vấn luật hôn nhân gia đình hãy liên hệ hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

>> Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 823 bài viết