Có được ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án hôn nhân gia đình không? đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Khi xuất hiện những mâu thuẫn không thể giải quyết. Vợ chồng không còn tiếng nói chung, tình cảm không thể hàn gắn. Việc ly hôn xảy ra, đồng nghĩa với việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quý độc giả về nội dung này.
Mục Lục
Có được ủy quyền đi nộp đơn khởi kiện ly hôn và tạm ứng án phí trong vụ án hôn nhân gia đình?
Căn cứ theo quy định tại điều 51 Luật Hôn nhân gia đình (LHNGĐ) 2014 những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, bao gồm:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 về người đại diện như sau:
- Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
Từ 02 quy định nêu trên. Cho thấy, pháp luật không cấm việc ủy quyền cho người khác nộp đơn và nộp tạm ứng án phí. Vì vậy, đương sự trong vụ án ly hôn được phép ủy quyền cho người khác nộp đơn ly hôn, nộp tạm ứng án phí theo như giấy ủy quyền. Đồng thời, phải nêu rõ phạm vi ủy quyền trong giấy ủy quyền. Chỉ ủy quyền bao gồm việc nộp đơn, nhận thông báo tạm ứng án phí, nộp tạm ứng án phí.
Tạm ứng án phí trong vụ án hôn nhân gia đình
>>Xem thêm: Người đại diện ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt khi nào?
Có được ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn không?
Trong vụ án ly hôn, có 03 vấn đề Tòa án sẽ giải quyết cho đương sự bao gồm:
- Yêu cầu về giải quyết ly hôn;
- Yêu cầu về nuôi con chung và vấn đề cấp dưỡng;
- Yêu cầu giải quyết về tài sản chung, nợ chung.
Căn cứ theo quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình tại Điều 39 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015, như sau:
- Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
- Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
- Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.
Đồng thời, tại khoản 4 điều 85 BLTTDS 2015 cũng quy định đối với việc ly hôn. Đương sự không thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện. Vậy, đương sự trong vụ án hôn nhân gia đình không được phép ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn.
Vụ án ly hôn
Khi ly hôn có tranh chấp về tài sản thì có được ủy quyền hay không?
Yêu cầu giải quyết về tài sản chung, nợ chung thuộc một trong 03 yêu cầu cơ bản trong giải quyết một vụ án ly hôn của Tòa án. Vì vậy, không thể ủy quyền cho người khác. Theo quy định tại Điều 39 BLDS 2015 về quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình và khoản 4 điều 85 BLTTDS 2015 về người đại diện. Tuy nhiên, cũng có ý cho rằng: “Việc giải quyết tài sản chung, nợ chung là vấn đề dân sự, không yêu cầu về quyền nhân thân.” Vì vậy, đương sự có thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ đó, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn. Khi yêu cầu giải quyết về tài sản chung, nợ chung còn nhiều bất cập trong thực tiễn xét xử.
>>>Xem thêm: Có được ủy quyền người khác tham gia phiên tòa không?
Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Những công viêc khi luật sư giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Nhận định vấn đề khi khách hàng trao đổi về yêu cầu ly hôn
- Đánh giá yêu cầu liên quan đến ly hôn của khách hàng
- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến ly hôn của khách hàng
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ theo kiện
- Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…)
- Tư vấn cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp
- Điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa
- Đánh giá các tài liệu và chứng cứ có trong hồ sơ để đề xuất hướng giải quyết tối ưu cho khách hàng
- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn khi khách hàng có yêu cầu
- Hỗ trợ cho khách hàng các vấn đề liên quan đến các vấn đề phát sinh khi ly hôn
Việc ủy quyền tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn còn xảy ra nhiều khó khăn, vướng mắc. Khó khăn cho cả đương sự cũng như cơ quan xét xử. Xét thấy cần có sự điều chỉnh hoặc có văn bản hướng dẫn cụ thể từ phía Nhà nước.. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.
>>>Bài viết có thể bạn quan tâm: