Luật Hôn Nhân Gia Đình

Các căn cứ để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Các căn cứ để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là vấn đề mà nhiều người đang quan tâm sau hôn nhân đổ vỡ. Vợ chồng đã hoàn toàn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định có hiệu lực nhưng giữa họ vẫn có một sợi dây ràng buộc đó là đứa con. Vậy có các căn cứ nào có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc, kính mời các bạn cùng theo dõi.

Các căn cứ để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Các căn cứ để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Không đáp ứng điều kiện nuôi con

Theo điểm b khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là một căn cứ để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Thông thường trên thực tế, việc không đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con trong trường hợp này thường diễn ra dưới những hoàn cảnh như:

  • Người đang trực tiếp nuôi con đi lấy chồng/vợ mới, không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con mà để con cho ông, bà hoặc người thân khác nuôi dưỡng;
  • Người đang trực tiếp nuôi con không đi làm, thu nhập kém không đủ kinh tế để nuôi dưỡng con, không đáp ứng được các chi phí để nuôi con như chi phí ăn uống, chi phí học tập, vui chơi giải trí.
  • Người đang trực tiếp nuôi dưỡng con có những hành vi bạo hành, đánh đập, gây thương tích cho con hoặc có hành vi xâm hại tình dục, dâm ô với con;
  • Người đang trực tiếp nuôi dưỡng con quá bận rộn với công việc, thường xuyên vắng nhà, đi sớm về muộn, bỏ con ở nhà một mình, thường phải gửi người khác chăm sóc;
  • Người đang trực tiếp nuôi con bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế quyền nuôi con,…

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng tiền nuôi con sau ly hôn

Nguyện vọng của con thay đổi

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, độ tuổi mà con cái có quyền chọn người nuôi dưỡng là từ 07 tuổi trở lên.

Theo đó, nếu con có nguyện vọng không muốn ở với người đang trực tiếp nuôi dưỡng thì có thể xem xét là một căn cứ để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Nguyện vọng của con thay đổi

Nguyện vọng của con thay đổi

>>>Xem thêm: Chồng có quyền giành quyền nuôi con khi vợ cũ tái hôn

Đáp ứng lợi ích tốt nhất cho con

Khi có căn cứ cho rằng người đang trực tiếp nuôi con có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cho con, không đáp ứng lợi ích tốt nhất cho con thì cũng có thể bị yêu cầu thay đổi. Một số căn cứ điển hình như:

  • Người đang trực tiếp nuôi con bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Người đang trực tiếp nuôi con có các hành vi phá tán tài sản của con;
  • Người đang trực tiếp nuôi con có lối sống đồi trụy, không hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội;
  • Người đang trực tiếp nuôi con có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…

Những cách để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Thỏa thuận giữa cha, mẹ

Cha và mẹ cùng đồng thuận, thống nhất thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con trên cơ sở phù hợp và đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con cũng như nguyện vọng của con. Bởi đây là quan hệ dân sự nên pháp luật và các cơ quan Nhà nước sẽ tôn trọng ý chí của các bên trong việc xác định, xem xét ai là người sẽ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái.

Cha mẹ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Cha mẹ thỏa thuận người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

>>>Xem thêm: Yêu Cầu Công Nhận Sự Thỏa Thuận Về Thay Đổi Người Trực Tiếp Nuôi Con Sau Khi Ly Hôn

Gửi đơn yêu cầu để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Trong trường hợp cha và mẹ không thỏa thuận được thì các chủ thể sau có quyền khởi kiện để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

  • Cha hoặc mẹ đẻ của người con. Họ có thể là người đang trực tiếp nuôi con hoặc là người không được trực tiếp nuôi con theo nội dung của bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trước đó, nhưng họ có mong muốn được thay đổi hoặc giành lại quyền trực tiếp nuôi con;
  • Ngoài cha, mẹ – người trực tiếp sinh ra người con, khi xác định được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con và trong trường hợp cần thiết vì lợi ích của người con này, thì những người thân thích của người con này, hoặc đại diện một số cơ quan chuyên môn về phụ nữ và trẻ em như Hội liên hiệp phụ nữ, hoặc cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Chủ thể muốn thay đổi quyền nuôi con cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con, bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản án ly hôn;
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

Sau đó gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đang trực tiếp nuôi con cư trú để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trên đây là tư vấn về Các căn cứ để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn luật hôn nhân gia đình nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết