Luật Hôn Nhân Gia Đình

Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý thế nào?

Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác bị xử lý như thế nào? là vấn đề được nhiều người có gia đình quan tâm. Thực tế hiện nay trong xã hội tình trạng này đã và đang diễn ra ngày càng nhiều, đe dọa hạnh phúc của nhiều gia đình. Vậy pháp luật quy định vấn đề này như thế nào? Các hành vi nào được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác và bị xử lý như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ vấn đề.

Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là gì?

Phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là hành vi của cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp có các hành vi làm cho gia đình bị tan vỡ, dẫn đến ly hôn hoặc có một trong các thành viên trong gia đình phải tự tử.

Các hành vi được xem là phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người cùng trực thuộc dòng họ; cha mẹ nuôi, con nuôi…

Sống chung như vợ chồng với người đã có vợ/chồng

Tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác có cấu thành tội phạm?

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác là như thế nào, nên không có tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác trong luật. Tuy nhiên trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 có một chương riêng là Chương XVII quy định về các loại tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình.

Trong đó có tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, các yếu tố cấu thành tội phạm của loại tội phạm này như sau:

Về khách thể: Người phạm tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng có hành vi xâm hại, ảnh hưởng đến nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2, Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Về chủ thể: Căn cứ Điều 182, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 theo đó người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc.

Như vậy, bất cứ người nào là có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự mà thực hiện các hành vi được mô tả lại Điều 182, Bộ luật này thì có khả năng là chủ thể của loại tội phạm này.

Về mặt khách quan: Người phạm tội phải thực hiện một trong các hành vi được quy định, mô tả tại Điều 182 bao gồm:

  • Đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc.

Và hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có đối với loại tội phạm này bao gồm:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn còn vi phạm
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó

Về mặt chủ quan: Người phạm tội này biết và buộc phải biết rằng hành vi của mình sẽ tác động, gây ảnh hưởng đến gia đình người khác nhưng vẫn cố ý thực hiện, gây ra hậu quả.

Quy định tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác

Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 1 Điều 59, Nghị định 82/2020/NĐ-CP người có hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng hoặc vi phạm ly hôn, kết hôn sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ mà Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

Xử phạt hình sự

Căn cứ Điều 182, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó tùy vào tính chất, với độ mà người phạm tội có các hình phạt khác nhau:

  • Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm;
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Hướng dẫn xử lý khi phát hiện hành vi phá hoại gia đình người khác

Tố giác tội phạm

Cũng như các loại tội phạm khác được quy định trong Bộ luật Hình sự, theo đó nếu phát hiện ra cá nhân có hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, người phát hiện có thể thực hiện việc tố giác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 144, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Trình tự tố giác tội phạm lợi dụng quyền hạn trong thi hành công vụ như sau:

  • Bước 01: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm;
  • Bước 02: Người phát hiện hành vi phạm tội tiến hành tố giác về tội phạm;
  • Bước 03: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác về tội phạm.

Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Trên đây là bài viết liên quan đến tội phá hoại hạnh phúc gia đình người khác xử lý như thế nào? Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ. Vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được luật sư tại Chuyên Tư Vấn Luật hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

4.9 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết