Luật Hôn Nhân Gia Đình

Hướng dẫn thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn được đặt ra khi cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp với những lý do chính đáng thì người trợ cấp có thể yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung này

Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Quy định pháp luật về mức cấp dưỡng sau ly hôn

Thuật ngữ “Cấp dưỡng” được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Sau khi ly hôn, quan hệ về nhân thân giữa vợ và chồng đã chấm dứt, đồng thời cũng kèm theo các nghĩa vụ khác sau đó, cụ thể là nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định sau ly hôn cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Về đối tượng của nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ sau ly hôn, tại Điều 110 quy định cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho

  • Con chưa thành niên;
  • Con đã thành niên không có khả năng lao động;
  • Con đã thành niên không có tài sản để tự nuôi mình.

CSPL: khoản 24 Điều 3, khoản 2 Điều 82, Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

>>> Xem thêm: Căn cứ tính tiền cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn

Điều kiện thay đổi mức trợ cấp nuôi con sau ly hôn

Sau khi quá trình giải quyết ly hôn hoàn tất, mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn cũng đã được các bên quyết định. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, mức cấp dưỡng này cũng có thể được thay đổi.

Quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tòa án hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận và tự định đoạt của các bên trong vấn đề này, tuy nhiên, nếu thỏa thuận không thành thì Tòa án sẽ can thiệp giải quyết.

Để có thể yêu cầu việc thay đổi mức cấp dưỡng, người cấp dưỡng phải chứng minh được trong thời gian cấp dưỡng:

  • Xảy ra các khó khăn về mặt kinh tế,
  • Các vấn đề khác liên quan như sụt giảm về mặt thu nhập,
  • Là lao động chính trong gia đình cần nuôi dưỡng các thành viên khác,
  • Hoặc gặp vấn đề về sức khỏe, bệnh tật…

Có thể thấy, mức cấp dưỡng không phải là một con số cụ thể mà phụ thuộc vào nhiều điều kiện yếu tố khác nhau. Chính vì thế khi có các vấn đề khách quan, lý do chính đáng thì mức trợ cấp có thể được thay đổi sao cho phù hợp với người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

CSPL: khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con

Thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con

Thủ tục yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng

Hồ sơ chuẩn bị

Để thực hiện thủ tục yêu cầu thay đổi mức trợ cấp, người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chuẩn bị các loại giấy tờ hồ sơ sau:

  1. Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con (theo mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu số 92-DS ban hành kèm Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP)
  2. Bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết cho ly hôn và nuôi con chung;
  3. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc CMND/CCCD
  4. Giấy tờ chứng minh các điều kiện về thu nhập
  5. Các giấy tờ chứng minh khác có liên quan (Giấy tờ vay nợ, viện phí khám sức khỏe…)

Nộp hồ sơ

Người có yêu cầu thay đổi mức trợ cấp nuôi con sau ly hôn gửi hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

  1. Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  2. Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  3. Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia (nếu có)

CSPL: khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Lệ phí thực hiện thủ tục

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14  của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án thì án phí, lệ phí để yêu cầu tòa án thay đổi mức cấp dưỡng là 300.000 VNĐ.

>>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng tiền nuôi con sau ly hôn

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn

Luật sư tư vấn về việc thay đổi mức cấp dưỡng

  1. Tư vấn các quy định về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
  2. Hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ để thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
  3. Hỗ trợ soạn thảo đơn theo yêu cầu của Quý khách hàng.
  4. Các công việc khác theo yêu cầu.

Quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cho phép người cấp dưỡng được phép thay đổi mức trợ cấp nuôi con sau ly hôn trong trường hợp vì lý do chính đáng. Theo đó, mức trợ cấp sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trên đây là các nội dung liên quan đến thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn. Nếu Quý khách hàng còn có những thắc mắc cần được tư vấn luật hôn nhân gia đình hay quan tâm đến các thủ tục khác xin vui lòng liên hệ đến HOTLINE: 1900.63.63.87 để được giải đáp thắc mắc kịp thời và nhanh nhất. Xin cảm ơn!

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.66 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 752 bài viết